Bài viết trình bày xác định tỷ lệ phản ứng có hại của thuốc điều trị lao phác đồ 1 trên bệnh nhân lao quản lý điều trị tại Trung tâm Y tế thành phố Châu Đốc tỉnh An Giang; Phân tích một số yếu tố liên quan tới phản ứng bất lợi của thuốc điều trị lao phác đồ 1.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực hành cảnh giác dược trong điều trị lao tại trung tâm y tế Tp. Châu Đốc tỉnh An Giang năm 2016-2017
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2018
THỰC HÀNH CẢNH GIÁC DƯỢC TRONG ĐIỀU TRỊ LAO
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ TP.CHÂU ĐỐC TỈNH AN GIANG NĂM 2016 -2017
Phạm Quang Quốc Uy, Lê Hoàn Vinh, Phạm Thị Thùy Linh,
Lâm Sơn Hải, Đỗ Lê Minh Tiến, Nguyễn Hồng Thanh
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2016 có khoảng 10,4 triệu
người mắc bệnh lao, Việt Nam nằm trong số 20 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất toàn
cầu(1). Năm 2016, tổng số trường hợp bệnh lao được phát hiện lên đến 106.527, số người mắc
lao phổi chiếm đến 81%(1). Số liệu từ chương trình Chống lao quốc gia cho thấy, mỗi năm có
gần 14.000 người chết do bệnh lao. Đây là con số không nhỏ mặc dù sự chẩn đoán và điều trị
lao không còn khó khăn như trước đây(2).
Năm 2016, 2017 toàn thành phố Châu Đốc thu dung và điều trị 634 bệnh nhân lao, trong đó
lao mới là 453 bệnh nhân, chiếm 71,45%(3). Phác đồ điều trị chính cho bệnh nhân là phác đồ 1
với 2 tháng tấn công và 4 tháng duy trì. Một trong những nguyên nhân bỏ trị là do bệnh nhân
gặp phải những phản ứng bất lợi/ tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị, những phản
ứng bất lợi này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bệnh nhân lao. Khi bệnh nhân gặp phải
những phản ứng bất lợi của thuốc, nguy cơ phải nhập viện điều trị tăng lên, tăng tỷ lệ bỏ trị,
tăng tỷ lệ điều trị lao thất bại thậm chí tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân. Gặp phản ứng bất
lợi cũng khiến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trở nên kém hơn(4).
Đề tài hướng đến hai mục tiêu:
(1)Xác định tỷ lệ phản ứng có hại của thuốc điều trị lao phác đồ 1 trên bệnh nhân lao
quản lý điều trị tại Trung tâm Y tế thành phố Châu Đốc tỉnh An Giang.
(2) Phân tích một số yếu tố liên quan tới phản ứng bất lợi của thuốc điều trị lao phác đồ 1
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:Bệnh nhân lao và hồ sơ bệnh án của bệnh nhân đang điều trị lao
phác đồ 1, được tổ lao Trung tâm Y tế thành phố Châu Đốc thu dung điều trịtrong khoảng thời
gian từ tháng 08 đến tháng 12 năm 2017.
Thiết kế nghiên cứu:Nghiên cứu dọc (longitudinal study).
Phương pháp chọn mẫu: Mẫu nghiên cứu được lấy toàn bộ 122 bệnh nhân lao ở 07 tổ lao
của 07 phường, xã trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Phương pháp thu thập số liệu: Bệnh nhân được phỏng vấn trực tiếp về tiền sử bệnh, tình
trạng bệnh, khám lâm sàng trước khi bắt đầu điều trị. Trong quá trình điều trị bệnh nhân tiếp
tục được theo dõi sức khỏe, diễn tiến điều trị trên lâm sàng hàng tuần cho đến khi kết thúc điều
trị.Riêng các xét nghiệm cận lâm sàng (AST, ALT, GGT, Acid uric máu và crearinin huyết)
được thực hiện tại tuần 08 (kết thúc giai đoạn tấn công) và tuần 20 .
Công cụ thu thập số liệu:Phiếu phỏng vấn được xây dựng dựa trên “Hướng dẫn chẩn đoán,
điều trị và dự phòng bệnh lao”(5), ban hành kèm theo Quyết định số 4263/QĐ-BYT ngày 13
tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, bao gồm các nội dung: Các yếu tố nhân khẩu học;
Tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình; hành vi nguy cơ như sử dụng rượu bia. Tiền sử mắc
các bệnh liên quan đến gan, thận, khớp, tiền sử dị ứng của bản thân và gia đình; Diễn tiến sức
khỏe của bệnh nhân, bao gồm thay đổi về cân nặng, kết quả âm hóa đàm, các triệu chứng bệnh
(ho-khạc đờm, sốt về chiều, khó thở, đau ngực, mệt mỏi kém ăn gầy sút) tại 03 thời điểm tuần
Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 149
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2018
0, tuần 8 và tuần 20 từ khi bắt đầu điều trị.Các phản ứng bất lợi của thuốc, và các kết quả cận
lâm sàng.
Khái niệm dùng trong nghiên cứu:
Phản ứng bất lợi của thuốc: là những bất thường về sức khỏe gặp phải trong thời gian
dùng thuốc điều trị mà trước khi dùng thuốc không có.
Bệnh nhân gày: Là bệnh nhân có BMIHội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2018
3-5 lần 2 5,13 25 30,12 27 22,13
> 5 lần 1 2,56 14 16,87 15 12,30
Tỷ lệ bệnh nhân làm ruộng là 13,1%; có 43 bệnh nhân làm thuê (35,0%). Gần 90% bệnh
nhân có học vấn dưới cấp II, và 62,3% bệnh nhân sống trong hộ gia đình có kinh tế
nghèo.Trong tổng số 122 bệnh nhân, có 83 bệnh nhân nam (68,0%), còn lại là bệnh nhân nữ.
Tỷ lệ bệnh nhân từ 31 đến 50 tuổi là 51,6%, tỷ lệ trên 50 tuổi là 35,3% còn lại là 13,1%. Có
41% bệnh nhân có thể trạng gầy, còn lại là BMI bình thường ở thời điểm đăng ký điều trị.Có
27 người (22,1%) sử dụng rượu bia từ 03 đến 05 lần trong một tuần, và có 15 người (12,3%),
sử dụng rượu bia nhiều hơn 05 lần trong một tuần.
Biểu đồ 1.1: Tiền sử bệnh tật và dùng thuốc của đối tượng nghiên cứu ở thời điểm
đăng ký điều trị (N=122)
Trong 122 bệnh nhân, có 22 bệnh nhân (18,0%) có các mắc các bệnh khác cùng với
lao. Có đến 2 ...