Miễn phí điều trị lao: Cần đến đúng nơi, đúng chỗ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Miễn phí điều trị lao: Cần đến đúng nơi, đúng chỗ Miễn phí điều trị lao: Cần đến đúng nơi, đúng chỗ Thuốc chống lao được Chương trình chống lao quốc gia cấp miễn phí cho những bệnh nhân điều trị lao tại các tuyến trên toàn quốc. Tuy nhiên, nhiều người dân không tiếp cận được các dịch vụ này vì thiếu thông tin. Thiếu thông tin điều trị: Mất tiền, mua bệnh! Bệnh nhân Nguyễn Bá Trường (Gia Bình, Bắc Ninh) cho biết, tháng 2/2011, em sốt cao, ho nhiều và ho ra máu. Đi khám tại một phòng khám tư của bác sĩ chuyên khoa, được kết luận là bị bệnh lao. Vị bác sĩ đó đã bán luôn thuốc chống lao cho em với giá 1,5 triệu đồng/liều và cho về nhà tự uống. Uống được 3 tháng thì Trường dừng và cũng không đi khám lại. Giờ em lại tiếp tục bị ho ra máu nên rất lo. “Em lo bệnh thì ít mà lo chi phí thì nhiều, giờ em muốn đi Bệnh viện Phổi để khám và chữa cho dứt điểm, không biết hết bao nhiêu?”. Tương tự, Nguyễn Văn Sơn - chồng của bệnh nhân Vũ Thị H (Lâm Thao, Phú Thọ) đang ngược xuôi lo tiền đưa vợ đi chữa bệnh. Vợ Sơn bị lao hạch và đã uống thuốc lao được 7 tháng. “Mỗi tháng, nhà em chi hết khoảng 2 triệu đồng tiền thuốc, uống 7 tháng rồi mà hạch vẫn chưa hết. Vợ em rất lo, hết 8 tháng uống thuốc mà vẫn không khỏi thì khả năng mắc lao kháng thuốc rất cao. Lúc đó tiền thuốc còn nhiều hơn”- Sơn buồn rầu. Theo các chuyên gia về lao, những bệnh nhân nói trên khi khám bệnh hầu như không được các bác sĩ tư vấn về hỗ trợ điều trị lao. Lý do của thực trạng này, một phần có thể do các bác sĩ tư muốn kết hợp bán thuốc. Liên quan tới kinh phí điều trị bệnh lao, bác sĩ Nguyễn Thị Phượng (khoa Lao phổi, Bệnh viện Phổi T.Ư) khẳng định, thuốc chống lao được Chương trình chống lao quốc gia cấp miễn phí nhưng tuân thủ việc phân tuyến. Những bệnh nhân tự vượt tuyến hoặc điều trị ở các phòng khám tư thì phải tự chi trả. “Để có được chế độ miễn phí, người mắc bệnh lao cần được chẩn đoán và đăng ký trong hệ thống chống lao. Nếu có triệu chứng nghi lao, cần đến trung tâm y tế huyện để được xét nghiệm chẩn đoán và đăng ký điều trị miễn phí. Xét nghiệm 3 mẫu đờm là phương pháp phát hiện bệnh lao chính xác, đơn giản và nhanh nhất” - bà Phượng nói. Để không bị nghèo hóa vì lao Tính toán chung trong điều trị lao (1 ca bệnh bình thường) thì chi phí điều trị bình quân ít nhất 50.000 đồng/ngày. Ngoài các thuốc điều trị lao, có bệnh nhân còn phải kèm thuốc bổ, thuốc trợ gan, các thuốc điều trị triệu chứng... (ví dụ bệnh nhân bị lao kèm theo tiểu đường hoặc bệnh lý gan, thận kèm theo thì chi phí điều trị và thời gian điều trị sẽ khác). Với những ca lao kháng thuốc, chi phí có thể gấp vài chục lần. Mặc dù bệnh lao được điều trị hoàn toàn miễn phí theo Chiến lược DOTS, nhưng bệnh nhân phải tuân thủ phác đồ điều trị theo chỉ định của thầy thuốc trong 8 tháng. Khi có biểu hiện ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm hoặc ho ra máu); người bệnh gầy sút, có sốt nhẹ về chiều... thì cần đến cơ sở đúng tuyến để khám và được hướng dẫn điều trị. Điều đáng nói là do bệnh lao đã được hỗ trợ kinh phí điều trị theo Chương trình phòng chống lao quốc gia nên bệnh nhân dù có thẻ BHYT nhưng khám, chữa bệnh lao không đúng tuyến cũng không được thanh toán. Không chỉ mất chi phí trực tiếp, các nghiên cứu về kinh tế y tế cho thấy, mỗi bệnh nhân lao sẽ mất trung bình 3-4 tháng lao động, làm giảm 20-30% thu nhập bình quân của gia đình. Những gia đình có người chết sớm vì bệnh lao có thể sẽ mất tới 15 năm thu nhập. Nếu phải chi trả các khoản điều trị bệnh, 100% bệnh nhân lao sẽ bị nghèo hoá. Vì thế, theo tư vấn của TS.BS Vũ Xuân Phú - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, người nghi ngờ mắc bệnh lao cần đến trạm y tế xã để được giới thiệu đến trung tâm y tế huyện khám phát hiện bệnh lao. Hiện nay, tất cả các huyện đều có tổ chống lao, người bệnh có thể yên tâm khám chữa bệnh ở đó. Nhiều nơi bệnh nhân lao được chuyển về quản lý và chữa trị tại trạm y tế xã nên gần nhà và rất thuận tiện trong quá trình chữa bệnh. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
điều trị lao phương pháp trị lao y học cơ sở kinh nghiệm y học y học thường thức kiến thức y họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 232 0 0 -
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 182 0 0 -
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 182 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 125 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 113 0 0 -
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 109 0 0 -
4 trang 107 0 0
-
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 95 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
9 trang 74 0 0
-
Giáo trình Y học cơ sở (Tài liệu dành cho Dược trung cấp) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
285 trang 60 1 0 -
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 53 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 48 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 47 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 45 0 0 -
Giáo trình sức khỏe môi trường_Bài 1
26 trang 43 0 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 42 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm: Chuyển hóa muối nước
11 trang 41 0 0 -
Bài giảng Y học thể dục thể thao (Phần 1)
41 trang 41 0 0