![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Thực hiện dân chủ trong sinh hoạt Đảng ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 331.84 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện dân chủ trong sinh hoạt của Đảng ở các cấp đang được tiếp nhận sinh khí mới. Bên cạnh tính tập trung, yêu cầu tập trung trong các hoạt động, Đảng ta luôn coi trọng tính dân chủ, yêu cầu mở rộng và phát huy dân chủ trong sinh hoạt Đảng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực hiện dân chủ trong sinh hoạt Đảng ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 25/2018 97 THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG SINH HOẠT ĐẢNG Ở TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY Lê Thị Hà Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Tóm tắt: Trong công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện dân chủ trong sinh hoạt của Đảng ở các cấp đang được tiếp nhận sinh khí mới. Bên cạnh tính tập trung, yêu cầu tập trung trong các hoạt động, Đảng ta luôn coi trọng tính dân chủ, yêu cầu mở rộng và phát huy dân chủ trong sinh hoạt Đảng. Việc thực hiện dân chủ trong sinh hoạt Đảng ở tỉnh Thanh Hóa đảm bảo sự thống nhất ý chí và hành động, tạo bầu không khí dân chủ, phấn khởi trong toàn Đảng bộ. Đây là cơ sở phát huy sức mạnh trí tuệ của toàn Đảng bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, là động lực thúc đẩy dân chủ trong xã hội. Thực hiện dân chủ trong Đảng một cách khoa học, có nguyên tắc luôn là chìa khóa dẫn đến thành công, là cơ sở để phát huy sức mạnh tập thể của các tổ chức đảng và toàn Đảng. Từ khóa: Dân chủ, sinh hoạt Đảng Nhận bài ngày 15.7.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 15.8.2018. Liên hệ tác giả: Lê Thị Hà; Email: leha518@gmail.com. 1. MỞ ĐẦU Sinh hoạt Đảng là hoạt động của tổ chức đảng theo quy định của Điều lệ Đảng, do cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan có thẩm quyền của Đảng triệu tập và tổ chức thực hiện với sự tham gia của đảng viên, đại biểu đảng viên để giải quyết các công việc của mỗi tổ chức đảng, của toàn đảng. Sinh hoạt Đảng có nhiều hình thức: hội nghị (sinh hoạt) chi bộ định kỳ hàng, hội nghị đột xuất; đại hội toàn thể đảng viên, đại hội đại biểu đảng viên; hội nghị của ban chấp hành (cấp ủy), hội nghị của ban thường vụ, hội nghị của thường trực cấp ủy… để giải quyết các công việc của tổ chức đảng theo quy định của Điều lệ Đảng. Sinh hoạt của các cấp ủy, tổ chức đảng, như họp ban chấp hành, họp chi ủy, họp ban thường vụ, họp thường trực cấp ủy; họp ban cán sự đảng… để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức trong lãnh đạo các hoạt động của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị thep quy định của Điều lệ Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến quyền dân chủ của nhân dân, quan tâm xây dựng và thực hiện dân chủ gắn liền với quá trình đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc. Theo Người, việc thực thi dân chủ phải bảo đảm quyền tự do thật sự của người dân, để 98 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI người dân được tự do thể hiện quan điểm, chính kiến, lời nói của mình: “Dân chủ là làm sao cho dân mở miệng, đừng để dân sợ không dám mở miệng, nhưng còn nguy hại hơn là khi người dân không thiết mở miệng nữa” [4, tr.57]. Nội dung của Điều lệ Liên đoàn những người cộng sản cho thấy tổ chức này “hoàn toàn dân chủ” trong sinh hoạt. Đây cũng là vấn đề căn cốt được C.Mác và Ph.Ăng-ghen đề ra, xác định chế độ hoạt động, nguyên tắc cơ bản của Liên đoàn là tập trung dân chủ. Điều lệ đã quy định mọi hội viên đều bình đẳng và tham gia bầu ra cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn. Mọi người được tự do thảo luận về những vấn đề của Liên đoàn, đại hội của Liên đoàn được tổ chức hàng năm, ban chấp hành Liên đoàn được bầu ra và luôn luôn có thể bị bãi miễn, thiểu số phục tùng đa số… Đó chính là chế độ dân chủ. Dân chủ trong sinh hoạt Đảng còn được xác định trong Điều lệ Đảng, văn bản có ý nghĩa như “Bộ luật cơ bản” của Đảng, đó là quyền của đảng viên. Điều 3 của Điều lệ Đảng được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII quy định đảng viên có quyền: 1) Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng; 2) Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương; 3) Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời; 4) Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình…” Như vậy, quyền dân chủ của đảng viên được xác định rất rõ ràng, thể hiện sự phát triển và tính quang minh, chính đại của Đảng. Qua các kỳ Đại hội, quyền dân chủ của đảng viên được mở rộng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (1981) bổ sung quyền được phê bình, chất vấn đối với các hoạt động của mọi tổ chức Đảng và đảng viên ở bất cứ cấp nào, được báo cáo, kiến nghị và yêu cầu được trả lời; Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) bổ sung quyền được thông tin và quyền được bảo lưu ý kiến thuộc về thiểu số. Dân chủ trong sinh hoạt Đảng thường gắn liền với thực hiện nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, hoạt động của Đảng, đó là nguyên tắc tập trung dân chủ. Điều lệ Đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực hiện dân chủ trong sinh hoạt Đảng ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 25/2018 97 THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG SINH HOẠT ĐẢNG Ở TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY Lê Thị Hà Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Tóm tắt: Trong công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện dân chủ trong sinh hoạt của Đảng ở các cấp đang được tiếp nhận sinh khí mới. Bên cạnh tính tập trung, yêu cầu tập trung trong các hoạt động, Đảng ta luôn coi trọng tính dân chủ, yêu cầu mở rộng và phát huy dân chủ trong sinh hoạt Đảng. Việc thực hiện dân chủ trong sinh hoạt Đảng ở tỉnh Thanh Hóa đảm bảo sự thống nhất ý chí và hành động, tạo bầu không khí dân chủ, phấn khởi trong toàn Đảng bộ. Đây là cơ sở phát huy sức mạnh trí tuệ của toàn Đảng bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, là động lực thúc đẩy dân chủ trong xã hội. Thực hiện dân chủ trong Đảng một cách khoa học, có nguyên tắc luôn là chìa khóa dẫn đến thành công, là cơ sở để phát huy sức mạnh tập thể của các tổ chức đảng và toàn Đảng. Từ khóa: Dân chủ, sinh hoạt Đảng Nhận bài ngày 15.7.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 15.8.2018. Liên hệ tác giả: Lê Thị Hà; Email: leha518@gmail.com. 1. MỞ ĐẦU Sinh hoạt Đảng là hoạt động của tổ chức đảng theo quy định của Điều lệ Đảng, do cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan có thẩm quyền của Đảng triệu tập và tổ chức thực hiện với sự tham gia của đảng viên, đại biểu đảng viên để giải quyết các công việc của mỗi tổ chức đảng, của toàn đảng. Sinh hoạt Đảng có nhiều hình thức: hội nghị (sinh hoạt) chi bộ định kỳ hàng, hội nghị đột xuất; đại hội toàn thể đảng viên, đại hội đại biểu đảng viên; hội nghị của ban chấp hành (cấp ủy), hội nghị của ban thường vụ, hội nghị của thường trực cấp ủy… để giải quyết các công việc của tổ chức đảng theo quy định của Điều lệ Đảng. Sinh hoạt của các cấp ủy, tổ chức đảng, như họp ban chấp hành, họp chi ủy, họp ban thường vụ, họp thường trực cấp ủy; họp ban cán sự đảng… để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức trong lãnh đạo các hoạt động của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị thep quy định của Điều lệ Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến quyền dân chủ của nhân dân, quan tâm xây dựng và thực hiện dân chủ gắn liền với quá trình đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc. Theo Người, việc thực thi dân chủ phải bảo đảm quyền tự do thật sự của người dân, để 98 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI người dân được tự do thể hiện quan điểm, chính kiến, lời nói của mình: “Dân chủ là làm sao cho dân mở miệng, đừng để dân sợ không dám mở miệng, nhưng còn nguy hại hơn là khi người dân không thiết mở miệng nữa” [4, tr.57]. Nội dung của Điều lệ Liên đoàn những người cộng sản cho thấy tổ chức này “hoàn toàn dân chủ” trong sinh hoạt. Đây cũng là vấn đề căn cốt được C.Mác và Ph.Ăng-ghen đề ra, xác định chế độ hoạt động, nguyên tắc cơ bản của Liên đoàn là tập trung dân chủ. Điều lệ đã quy định mọi hội viên đều bình đẳng và tham gia bầu ra cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn. Mọi người được tự do thảo luận về những vấn đề của Liên đoàn, đại hội của Liên đoàn được tổ chức hàng năm, ban chấp hành Liên đoàn được bầu ra và luôn luôn có thể bị bãi miễn, thiểu số phục tùng đa số… Đó chính là chế độ dân chủ. Dân chủ trong sinh hoạt Đảng còn được xác định trong Điều lệ Đảng, văn bản có ý nghĩa như “Bộ luật cơ bản” của Đảng, đó là quyền của đảng viên. Điều 3 của Điều lệ Đảng được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII quy định đảng viên có quyền: 1) Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng; 2) Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương; 3) Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời; 4) Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình…” Như vậy, quyền dân chủ của đảng viên được xác định rất rõ ràng, thể hiện sự phát triển và tính quang minh, chính đại của Đảng. Qua các kỳ Đại hội, quyền dân chủ của đảng viên được mở rộng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (1981) bổ sung quyền được phê bình, chất vấn đối với các hoạt động của mọi tổ chức Đảng và đảng viên ở bất cứ cấp nào, được báo cáo, kiến nghị và yêu cầu được trả lời; Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) bổ sung quyền được thông tin và quyền được bảo lưu ý kiến thuộc về thiểu số. Dân chủ trong sinh hoạt Đảng thường gắn liền với thực hiện nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, hoạt động của Đảng, đó là nguyên tắc tập trung dân chủ. Điều lệ Đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học Sinh hoạt Đảng Dân chủ trong sinh hoạt Đảng Sinh khí mới Tính dân chủ Tổ chức ĐảngTài liệu liên quan:
-
6 trang 308 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 273 0 0 -
5 trang 234 0 0
-
10 trang 223 0 0
-
8 trang 221 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 218 0 0 -
228 trang 217 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 209 0 0 -
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
6 trang 207 0 0