Danh mục

Thực hiện lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, tích cực nâng cao chất lượng đào tạo, phối hợp học với hành trong ngành y dược

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 344.96 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập hiện nay là yêu cầu cấp bách đã được Đảng ta khẳng định. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quan trọng này, cần quán triệt và vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về “gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành” trong dạy và học hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực hiện lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, tích cực nâng cao chất lượng đào tạo, phối hợp học với hành trong ngành y dược Đại học Huế Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Bác Hồ với giáo dục” Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 THỰC HIỆN LỜI DẠY CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, TÍCH CỰC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, PHỐI HỢP HỌC VỚI HÀNH TRONG NGÀNH Y DƯỢC Đảng ủy Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập hiệnnay là yêu cầu cấp bách đã được Đảng ta khẳng định. Để thực hiện có hiệu quả nhiệmvụ quan trọng này, cần quán triệt và vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về “gắn lýluận với thực tiễn, học đi đôi với hành” trong dạy và học hiện nay. Đảng ủy Trường Đạihọc Y Dược, Đại học Huế đã và đang thực hiện đổi mới giảng dạy theo hướng y khoatích cực, song song với học lý thuyết, tiến hành cải tiến và áp dụng phương pháp mớitập trung vào lĩnh vực đào tạo lâm sàng ở trình độ đại học và sau đại học tại Nhàtrường, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ các trường bạn trong và ngoài nước.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về học đi đôi với hành Công tác giáo dục phải phục vụ nhiệm vụ và đường lối cách mạng của Đảng, phảinắm vững phương châm giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền vớithực tế, học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục xã hội. Học điđôi với hành được coi là mục tiêu và là phương châm trong công tác dạy và học của nềngiáo dục cách mạng nước ta. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, học là một hoạt động nhận thức, làquá trình tiếp thu tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, các phẩm chất văn hoá - đạo đức…một cách tích cực, toàn diện và thường xuyên của mỗi người. Tính tích cực của việc họcthể hiện ở chỗ học không chỉ để hiểu biết, không dừng lại ở hiểu biết mà thông qua họccá nhân trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng cần thiết để hình thành nhân cách, nănglực phù hợp với yêu cầu của hoạt động thực tiễn. Học bao giờ cũng gắn với những nhucầu, mục đích cụ thể. Trước hết, gắn liền với mỗi cá nhân thì học là nhằm cải tạo bảnthân, cải tạo tư tưởng của mình, cải tạo con em và giúp vào cải tạo xã hội. Vượt trênđộng lực cá nhân, học còn gắn liền với mục tiêu cao cả của cách mạng là “Học để làmviệc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhândân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích, thì phải cần, kiệm, liêm,chính, chí công, vô tư”, “Mục đích học là để làm kinh tế, chính trị, văn hoá đều tiến bộ,các dân tộc đều đoàn kết… để xây dựng chủ nghĩa xã hội”. 179Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” Hành nghĩa là làm, là thực hành các ứng dụng, kiến thức vào thực tiễn đời sống.Ta lấy những điều đã học để làm. Hành là mục tiêu cuối cùng của học tập. Nộidung “hành” trong tư tưởng của Người là sự vận dụng những điều đã học nhằm giảiquyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Hành cao cả nhất là hành động cách mạng nhằmcải tạo xã hội, có tác dụng hình thành con người với tư tưởng, tình cảm và hành vi caođẹp, góp phần vào sự nghiệp chung của tập thể, của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Học với hành phải đi đôi, không thể tách rời mà phải gắn liền. Học và hành là mộtquá trình thống nhất. Nó phải được đúc kết và nâng cao trong thực tiễn đời sống. Học vàhành có mối quan hệ biện chứng tác động bổ sung cho nhau trong quá trình giáo dục vàđào tạo. Với tinh thần đó, Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến tính thực tế, bất cứ việc gìcũng phải xuất phát từ yêu cầu thực tế, phải thiết thực. Muốn đạt được kết quả đó thìviệc học phải xuất phát từ yêu cầu của công việc và phải học cặn kẽ, thấu đáo. Vì vậytheo Người, học tập ở trong nhà trường, trong sách vở chưa đủ, phải học cả trong cuộcsống, học ở người khác…2. Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về học đi đôi với hành tại Nhà trường Đối với người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực y tế, việc họctập tư tưởng Hồ Chí Minh về học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn càng đượcchú trọng và là kim chỉ nam hành động của mỗi cán bộ, giảng viên. Theo tầm nhìn đến năm 2030, xây dựng Trường Đại học Y Dược thành một trungtâm đào tạo khoa học sức khỏe trọng điểm, chất lượng cao theo cả hai định hướng thựchành và nghiên cứu; có năng lực giao lưu hợp tác trong nước và quốc tế, nhằm đào tạonguồn nhân lực y tế chất lượng cao đáp ứng nhu cầu hiện tại cũng như trong tương lai.Phát triển Bệnh viện Trường theo định hướng trung tâm Trường - Viện. Với tầm nhìn đó, Đảng ủy Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế đã vận dụngquan điểm này một cách ráo riết, từng bước đổi mới giáo dục ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: