Danh mục

Thực hiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 442.55 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết luận giải một số vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất kiến nghị bảo đảm thực hiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực hiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tâ ̣p 31, Số 4 (2015) 8-17 Thực hiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn1 Trịnh Đức Thảo* Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nhận ngày 24 tháng 9 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 19 tháng 10 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 12 năm 2015 Tóm tắt: Bài viết luận giải một số vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất kiến nghị bảo đảm thực hiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Thực hiện pháp luật, người đứng đầu cơ quan hành chính. 1. Một số vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ 1 quan hành chính lý đã đề ra. Bài viết đề cập trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính (NĐĐCQHC) theo nghĩa hẹp. Theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, NĐĐCQHC được giao nhiệm vụ tổ chức điều hành các công việc của cơ quan; quản lý cán bộ dưới quyền, quản lý tài sản công; là người trực tiếp tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức. Để NĐĐCQHC thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trên Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động công vụ và trách nhiệm NĐĐCQHC có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất nhằm bảo đảm cho họ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời, các quy phạm pháp luật xác lập các căn cứ để thực hiện các biện pháp tác động của Nhà nước khi NĐĐCQHC 1.1. Khái niệm, nội dung và vai trò của pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính Theo nghĩa rộng người đứng đầu là chỉ cá nhân hoặc tập thể có quyền lực nhất định trong lãnh đạo, quản lý, gánh vác trách nhiệm nhất định và đứng đầu chỉ huy, tổ chức một đơn vị hoặc một tổ chức nhất định để thực hiện mục tiêu lãnh đạo, quản lý đã đề ra. Theo nghĩa hẹp người đứng đầu là cá nhân (thủ trưởng) có quyền lực trong lãnh đạo, quản lý và đứng đầu chỉ huy, tổ chức một đơn vị hoặc một tổ chức nhất định để thực hiện mục tiêu lãnh đạo quản _______  ĐT.: 84-913594496 Email: thaonnpl@yahoo.com 1 Nghiên cứu này được sự tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted), đề tài: Cơ chế thực hiện pháp luật về trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính. Mã số III 2.2.2012 -08. 8 T.Đ. Thảo / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 4 (2015) 8-17 có hành vi vi phạm pháp luật, hay không thực hiện đầy đủ bổn phận, trách nhiệm của mình. Từ những phân tích trên có thể hiểu pháp luật về trách nhiệm của NĐĐCQHC là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất, tạo thành các chế định pháp luật, được biểu hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật, do cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự luật định để điều chỉnh các quan hệ phát sinh về trách nhiệm của NĐĐCQHC, nhằm phát huy vai trò của NĐĐCQHC, bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước và xã hội. Khái niệm trên đây chỉ ra được yêu cầu, mục đích điều chỉnh cũng như cấu trúc của pháp luật về trách nhiệm của NĐĐCQHC. Về nội dung, xuất phát từ các nhóm quan hệ xã hội phát sinh khi NĐĐCQHC thực hiện các hoạt động công vụ, pháp luật trong lĩnh vực này được chia ra nhiều nhóm quy phạm. Đó là các nhóm quy phạm điều chỉnh phạm vi, nguyên tắc xác định trách nhiệm của NĐĐCQHC; quyền và nghĩa vụ, tổ chức, điều hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, cơ quan, đơn vị; tổ chức quản lý đội ngũ cán bộ, công chức thuộc quyền; quản lý tài sản công; điều chỉnh trách nhiệm của NĐĐCQHC đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của tập thể; đồng thời xác định các biện pháp trách nhiệm pháp lý của NĐĐCQHC khi họ thực hiện không đúng hay không thực hiện nhiệm vụ được giao [1]. Về hình thức, các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này được tồn tại dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật theo một trật tự và thể thức nhất định với các cấp độ hiệu lực pháp lý khác nhau từ Hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật. Đó là Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001; Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003; Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy bản nhân dân các cấp năm 9 2003; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp năm 2004; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008; Luật Cán bộ, Công chức năm 2008; Luật Thanh tra năm 2010; Luật Khiếu nại năm 2011; Luật Tố cáo năm 2011; Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, năm 2012); Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013; Luật Tiếp công dân năm 2013; Nghị định số 157/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ; Nghị định số 211/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 107/2006/NĐ-CP quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách; Nghị định số 90/2013/NĐ-CP quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao... Pháp luật về trách nhiệm của NĐĐCQHC thể chế hóa chủ trương của Đảng, là phương tiện xác định cơ sở pháp lý về quyền, nghĩa vụ của NĐĐCQHC đối với cấp trên, cán bộ, công chức trong đơn vị và với nhân dân, bảo đảm trật tự kỷ cương trong cơ quan hành chính; quy định NĐĐCQHC phải gương mẫu trong tổ chức thực hiện pháp luật, các hành vi vi phạm pháp luật về trách nhiệm của NĐĐCQHC phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh. Pháp luật về trách nhiệm của NĐĐCQHC là cơ sở pháp lý đảm bảo cho các cơ quan có chức năng kiểm tra, thanh tra tiến hành các hoạt động nghiệp vụ, đảm bảo NĐĐCQHC và các chủ thể khác phải tuân thủ Hiến pháp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: