Danh mục

Thực hiện vai trò của chính phủ điều hành tầm vĩ mô về chính sách và pháp luật khi thực hiện Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 277.63 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu về “Thực hiện vai trò của Chính phủ điều hành tầm vĩ mô về chính sách và pháp luật khi thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương” sẽ giúp Chính phủ có tầm nhìn toàn diện, nhận thức những thách thức khi tham gia Hiệp định TPP là sức ép về mở cửa thị trường, cạnh tranh đối với các doanh nghiệp của Việt Nam, vốn còn yếu, khả năng quản lý còn nhiều bất cập... để từ đó giúp Chính phủ có sự chuẩn bị tốt để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực hiện vai trò của chính phủ điều hành tầm vĩ mô về chính sách và pháp luật khi thực hiện Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỀU HÀNH TẦM VĨ MÔ VỀ CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT KHI THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG ThS. Lê Thị Thu Bộ Tư pháp ThS.NCS. Trần Văn Duy Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt Tháng 11 năm 2011, Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Cho đến nay, các nước TPP đã tiến hành vào giai đoạn cuối của các phiên đàm phán quan trọng và chuẩn bị kết thúc để trình các Nghị viện/Quốc hội phê chuẩn. Việc đàm phán của Việt Nam thể hiện sự nỗ lực thúc đẩy đàm phán của Chính phủ để sớm đạt được mục tiêu hội nhập chủ động, sâu, rộng và nền kinh tế thế giới. Hiệp định TPP được coi là cơ hội và đồng thời cũng là thách thức đối với Việt Nam. Việt Nam sẽ là nước đạt được nhiều lợi ích nhất từ Hiệp định TPP. Tuy nhiên việc thực thi sẽ là thách thức lớn vì những quy định khắt khe trong một số lĩnh vực như lao động và mua sắm công. TPP sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích, như xuất khẩu nhiều hàng hóa chế biến hơn (tăng tới 21-35%), tiếp cận với hàng nhập khẩu dễ dàng hơn, thu hút nhiều đầu tư trực tiếp từ nước ngoài hơn (+7-11%), nâng cao năng suất nói chung (16-18%) và tăng cường liên kết chuỗi. Ngoài ra, đây cũng là sức ép buộc Việt Nam phải đẩy mạnh cải cách và nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo đà tăng trưởng trong tương lai. Do vậy, có thể khẳng định rằng, cần có một quyết tâm chính trị đủ mạnh của Chính phủ cho quá trình hội nhập kinh tế, tự do hóa thương mại. Vậy nên những cam kết tự do hóa thương mại mang tính khu vực trong phạm vi sân chơi toàn cầu là nhu cầu thực tế khách quan trong quá trình hợp tác phát triển, cần có những quyết sách quan trọng và tổng thể toàn diện khi gia nhập TPP. 451 1. Dẫn nhập Khu vực thương mại tự do là một dạng liên kết thương mại giữa nhóm quốc gia nhằm xóa bỏ rào cản thuế quan, hạn ngạch và các ưu đãi đối với hầu hết (nếu không phải tất cả) hàng hóa và dịch vụ. Các quốc gia chọn hình thức liên kết kinh tế này nếu cấu trúc nền kinh tế mang tính bổ trợ nhau. Mục tiêu của khu vực thương mại tự do là giảm bớt rào cản thương mại để tăng trưởng kinh tế như kết quả của quá trình chuyên môn hóa, phân công lao động và phát huy lợi thế cạnh tranh [3]. Khu vực thương mại tự do được thiết lập trên cơ sở Hiệp định thương mại tự do giữa các quốc gia; được gọi là “FTAs”. Hiệp định thương mại tự do là điều ước quốc tế xóa bỏ hạn chế hạn ngạch hoặc rào cản hoặc sự thiếu cân bằng thuế quan trong mua và bán, nhập và xuất hàng hóa, trong các vấn đề phi đầu tư hay lao động giữa hai hay nhiều quốc gia [3]. Cho đến nay, Việt Nam là thành viên của Hiệp định Thương mại Tự do đa phương trong khuôn khổ ASEAN và ASEAN với các nước đối tác như Úc - Newzealand, Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản. Việt Nam cũng đã ký Hiệp định thương mại tự do song phương với Chi lê; Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản; Hiệp định thương mại tự do với Lào; Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc; Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á Âu. Hiện Việt Nam đang đàm phán FTAs với một số các đối tác như với Liên minh châu Âu (13 phiên); Hiệp định thương mại tự do EFTA với các nước Thụy Sĩ, Na-uy, Ai-xơ-len, Lichteinsten (Phiên 11); Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) hay còn gọi là Hiệp định ASEAN+6 ASEAN với 6 nước khác, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand và Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Hồng Kông [5]. Bên cạnh các FTAs đang đàm phán như trên, Hiệp định thương mại khu vực với những đặc điểm khác biệt nổi trội, là Hiệp định mẫu cho khuôn khổ hợp tác thương mại tự do là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (sau đây viết tắt là TPP). Hiệp định TPP là Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do trong phạm vi các nước đối tác khu vực châu Á Thái Bình Dương. Cho đến nay, đã có 12 nước tham gia vào đàm phán TPP (bao gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản - không có sự tham gia của Trung Quốc). Đàm phán TPP hiện đang là một trong những đàm phán thương 452 mại quan trọng nhất của Việt Nam, bao gồm không chỉ các vấn đề về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ mà còn cả những vấn đề phi thương mại [4]. Do đó, việc nghiên cứu “Thực hiện vai trò của Chính phủ điều hành tầm vĩ mô về chính sách và pháp luật khi thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương” với mục tiêu để giúp Chính phủ thực hiện, tận dụng được những cơ hội và thách thức mà TPP mang lại. Chính phủ phải tận dụng quá trình hội nhập vào khu vực đang nổi lên đóng vai trò chủ đạo với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đặc biệt là tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Qua đây, với tư cách là chủ thể tầm vĩ mô việc nghiên cứu này cho thấy vị trị, vai trò của Chính phủ tham gia Hiệp định TPP sẽ giúp Việt Nam có thêm điều kiện, tranh thủ hợp tác quốc tế để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, triển khai chiến lược hội nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối ngoại ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và thông qua Hiệp định TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội đàm phán để Hoa Kỳ mở cửa thị trường cho hàng hóa của Việt Nam, tạo cú hích mạnh để thúc đẩy xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu. Bên cạnh đó, việc tham gia Hiệp định TPP sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa đầu tư của Hoa Kỳ và các nước vào Việt Nam. Nghiên cứu về “Thực hiện vai trò của Chính phủ đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: