Danh mục

Thực lục về cuộc đấu tranh chống ngoại xâm dưới thời quân Minh cai trị_6

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 180.72 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày 9 tháng giêng năm Vĩnh Lạc thứ 8 [12/2/1410]Ngày hôm nay quan Tổng binh Giao Chỉ Anh quốc công Trương Phụ đánh bại dư đảng giặc Nguyễn Sư Cối tại châu Đông Triều.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực lục về cuộc đấu tranh chống ngoại xâm dưới thời quân Minh cai trị_6Thực lục về cuộc đấu tranhchống ngoại xâm dưới thời quân Minh cai trị Ngày 9 tháng giêng năm Vĩnh Lạc thứ 8 [12/2/1410]Ngày hôm nay quan Tổng binh Giao Chỉ Anh quốc công Trương Phụ đánhbại dư đảng giặc Nguyễn Sư Cối tại châu Đông Triều. Trước đây Sư Cốinguỵ xưng Vương cùng với bọn nguỵ Kim Ngô Thượng Tướng quân ĐỗNguyên Thố đóng binh hơn 2 vạn tại xã Nghi Dương, huyện An Lão, châuĐông Triều ; thường đến sông Hoàng Giang, Ma Lao, cùng cửa biển ĐạiToàn cướp phá để hưởng ứng theo Giản Định. Đến ngày hôm nay TrươngPhụ cho vây xã Nghi Dương, bọn giặc chống cự, quan quân phấn khởi bắntên đá như mưa, khiến giặc thua to. Chém hơn 4500 thủ cấp, chết trôinhiều ; bắt sống nguỵ Giám Môn Tướng quân Phạm Chi, nguỵ Vũ Lâm VệTướng quân Trần Nguyên Khanh, nguỵ Trấn Phủ sứ Nguyễn Nhân Trụ hơn2000 tên bèn chém , chồng chất xác thành bãi tha ma tập thể để thịchúng. (Minh Thực Lục v. 12, tr .1303-1304; Thái Tông q. 100, tr. 1a-1b)Lúc chuẩn bị rời khỏi nước ta, Trương Phụ và Vương Hữu tâu về triềurằng thực lực của vua Trùng Quang [Trần Quí Khoách] hiện diện từ NghệAn trở về Nam, riêng tướng Ðặng Dung lãnh quân tiền tiêu kiểm soát cácđường huyết mạch tại Thanh Hoá cùng các cửa sông tại vùng hạ lưu sôngHồng. Bởi vậy Trương Phụ xin lưu lại một số quân lớn cho Mộc Thạnh sửdụng :Ngày 28 tháng giêng năm Vĩnh Lạc thứ 8 [3/3/1410]Quan Tổng binh Giao Chỉ Anh quốc công Trương Phụ, Phó Tổng binhThanh viễn bá Vương Hữu tâu :“ Nhận được sắc chỉ mang quân trở về nước, bọn thần tuân mệnh lênđường. Nay đầu sỏ giặc là Trần Quí Khoách, bọn đồ đảng Nguyễn Súy, HồKỳ, Đặng Cảnh Dị vẫn đóng tại Diễn Châu, Nghệ An, sát Thanh Hoá. ĐặngDung lãnh quân ngăn chặn cửa sông Thần Đầu, Phúc Thành ; chiếm cứđường huyết mạch Thanh Hoá, ra vào vùng cửa biển Đại An cướp phá.Nếu điều động hết số quân trước đây trở về, sợ Kiềm quốc công MộcThạnh binh ít không địch nổi, khiến công sắp thành phải bỏ lỡ. Nay muốnlưu lại Đô đốc Giang Hạo, Đô Chỉ Huy sứ Du Nhượng, Hoa Anh, Sư Hữulãnh 4 Đô ty Vân Nam, Phúc Kiến, Quảng Đông, Giang Tây; 2 hành Đô tyTứ Xuyên, Phúc Kiến ; các binh đoàn Hộ vệ cùng các đơn vị lập côngchuộc tội thuộc các xứ Kinh Châu, Nam Xương, Vũ Xương, Quảng Tâydưới quyền điều động của Thạnh. Riêng thần suất lãnh quan quân tuỳtòng, đơn vị Hổ-bôn (1), quan quân tại kinh Trực Lệ, cùng 4 Đô ty HồQuảng, Quí Châu, Tứ Xuyên, Chiết Giang trở về. Ngoài ra Thạnh nắm giữđại quân một mình, xin cho Vân Dương bá Trần Húc giữ chức Phó, đểcùng bàn bạc việc quân.” Thiên tử xem tờ tấu, ban chỉ dụ cho bọn Phụ,chấp nhận lời xin. (Minh Thực Lục v. 12, tr. 1308-1309; Thái Tông q. 100,tr.3b-4a)Mộc Thạnh tiếp tục tổ chức hành quân lớn tại 3 tỉnh gồm : hạ lưu sông Mãthuộc Thanh Hoá, cùng các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình ngày nay :Ngày 11 tháng 5 năm Vĩnh Lạc thứ 8 [13/6/1410]Quan Tổng binh Giao Chỉ Kiềm quốc công Mộc Thạnh thống suất quanquân truy tiễu đầu sỏ giặc Trần Quí Khoách đến Ngu Giang, giặc bỏ trạitrốn ; bèn truy kích đến huyện Cổ Hoằng (2) cùng cửa biển Hội Triều, LinhTrường, chém hơn 3000 thủ cấp, bắt sống Phụng thần vệ Thần LongTướng quân Lê Lộng. (Minh Thực Lục v. 12, tr. 1348; Thái tông q. 104, tr.2b)Tuy nhiên sau đó 1 ngày Ðô đốc Giang Hạo bị thua to tại sông Lỗ Giang,thuộc tỉnh Hà Nam ; viên Chỉ huy Tô Toàn bị tử trận tại sông Tranh thuộctỉnh Ninh Bình.[330] Ngày 12 tháng 5 năm Vĩnh Lạc thứ 8 [14/6/1410]Ngày hôm nay quan Tổng binh Giao Chỉ Kiềm quốc công Mộc Thạnh saiTrung Quân Đô đốc Thiêm sự Giang Hạo mang binh đến Lỗ Giang (3) giaotranh với bọn giặc Đặng Cảnh Dị bất lợi ; viên Đô Chỉ-huy Tô Toàn cũng bịthua tại sông Tranh (4), trúng thương chết. (Minh Thực Lục v.12, tr .1349;Thái Tông q. 104, tr.Riêng các cuộc nổi dậy có tính cách tự phát thì xảy ra khắp nơi, tính từbắc vào nam như sau :- Tại huyện Ðổng, phủ Lạng Sơn có Vi Quảng Liêu tuy nhận chức Thổquan của nhà Minh, nhưng mưu giết quan lại (4).- Tại châu Hạ Văn, phủ Lạng Sơn có Hoàng Thiêm Hữu cấu kết với ViQuàng Liêu (5).- Tại huyện Thoát ở phía bắc Khâu Ôn [Lạng Sơn], Nguyễn Nguyên Háchtừng là Thổ quan cũng nổi lên (5).- Tại phủ Thái Nguyên lực lượng nổi dậy mang tên là “ Giặc áo đỏ ” dấylên từ năm Vĩnh Lạc thứ 8 [1410] đánh phá các làng huyện, liên kết vớiÔng Lão (5).- Tại huyện Ðộng Hỷ, Phủ Thái Nguyên Ông Lão nổi dậy vào ngày 10 tháng5 ; bị Thổ quan Ma Bá Hổ đánh. Sau đó chiêu tập đồ đảng, ban ngày đánhphá huyện Tư Nông, ban đêm tấn công huyện Ðộng Hỷ ; quân Minh mangđại quân tiễu trừ đến 2 năm mới dẹp được (6).- Tại phủ Trấn Man [tỉnh Thái Bình] Trần Quán nổi dậy, bị Thổ quan TrầnHy Cấp bắt (6).- Tại phủ Kiến Bình [tỉnh Nam Ðịnh] Nguyễn Ða Cấu nổi dậy, quân Minhchưa dẹp được (6).- Tại huyện Thanh Ðàm [Hà Nội] Lê Khang nổi dậy (7)- Tại Thanh Oai [Hà Tây], Lê Nhị giết cha con Ðô ty Lư Vượng tại cầu NgọcTân, lại đánh chiếm huyện Từ Liêm khiến quân Minh rất sợ hãi (7).- Tại Trường Yên [Ninh Bình], Ðỗ Cối, ...

Tài liệu được xem nhiều: