Danh mục

THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG NỘI part 10

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 276.38 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Công cụ lượng giá/đánh giá môn học: Bộ công cụ lượng giá. Bộ công cụ này bao gồm các câu hỏi đã giới thiệu trong từng bài học. 2. Phương pháp/hình thức đánh giá kết thúc môn học Thi trắc nghiệm khách quan 3. Thời gian lượng giá, đánh giá kết thúc môn học - Kiểm tra học phần: 1 bài kiểm tra - Lý thuyết: Thi trong 60 phút, cuối học kỳ 1 4. Điểm tổng kết môn học Giá trị của điểm tổng kết môn học này tương đương 1 đơn vị học trình ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG NỘI part 10 HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC 1. Công cụ lượng giá/đánh giá môn học: Bộ công cụ lượng giá. Bộ công cụ này bao gồm các câu hỏi đã giới thiệu trong từng bài học. 2. Phương pháp/hình thức đánh giá kết thúc môn học Thi trắc nghiệm khách quan 3. Thời gian lượng giá, đánh giá kết thúc môn học - Kiểm tra học phần: 1 bài kiểm tra - Lý thuyết: Thi trong 60 phút, cuối học kỳ 1 4. Điểm tổng kết môn học Giá trị của điểm tổng kết môn học này tương đương 1 đơn vị học trình 134 ĐÁP ÁN CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ Bài: Điều trị suy tim - Bệnh nhân có suy tim, NYHA độ 3 - Xử trí ban đầu: cho bệnh nhân thuốc lợi tiểu, bù tinh. Cho thuốc trợ tim nên thận trọng sau khi đánh giá nhịp tim. Bài: Tăng huyết áp - Bệnh nhân này bị tăng huyết áp độ 2. - Có thể điều trị tại tuyến cơ sở. Điều trị theo phác đồ. Bài: Tai biến mạch máu não - Thể bệnh: Tai biến mạch máu não do THA, hiện có biến chứng hệt nửa người. Có đột quỵ, nghĩ đến chảy máu não, màng não. - Cấp cứu: + Đặt nội khí quản, hút đờm dãi, thở oxy. Nếu bệnh nhân không tự thở được, bóp bóng có oxy hoặc cho bệnh nhân thở máy nếu có điều kiện. + Thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp tâm thu cho bệnh nhân xuống còn 160-170 mmHg. + Hạ nhiệt bằng chườm ấm, cho kháng sinh. + Cho thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dầy. + Có thể cho Mannitol 20% nếu có phù não, vừa có tác dụng lợi tiểu thẩm thấu, vừa có tác dụng chống phù não và làm giảm áp lực nội sọ. + Cho làm các xét nghiệm cơ bản và chụp CT não nếu có điều kiện Bài: Đái tháo đường Tình huống 1: - Câu l: Hỏi về cảm giác thèm ăn, mau đói, khát nước, đi tiểu ban ngày có nhiều không? - Câu 2: Khám tìm dấu hiệu thiếu máu, da xanh. niêm mạc nhợt. - Câu 3: Cần làm xét nghiệm cơ bản, điện tim, đường huyết ngay lúc đến khám. - Câu 4: Khả năng bị bệnh đái tháo đường typ 2, đã có biến chứng thiếu máu, suy mạch vành, tăng huyết áp (vữa xơ động mạch). - Câu 5: Xem phác đồ điều trị trong bảng kiểm điều trị đái tháo đường. - Câu 6: Tham khảo chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường. 135 Tình huống 2: Dựa vào triệu chứng vã mồ hôi, chân tay lạnh, là dấu hiệu của hiện tượng hạ đường huyết. cần hỏi xem lúc xảy ra triệu chứng có xa bừa ăn không. Xét nghiệm cần thiết để giúp chẩn đoán là định lượng đường huyết ngay lúc có triệu chứng vã mồ hôi. Phương pháp xử trí thích hợp nhất lúc đó là cho bệnh nhân uống 1 chén nước đường, các triệu chứng nêu trên sẽ hết nếu đúng là hạ đường huyết. Nếu triệu chứng không hết chứng tỏ chẩn đoán sai, cần đưa bệnh nhân đi làm xét nghiệm. Bài: Hen phế quản - Bệnh nhân bị hen phế quản. - Xử trí: Đảm bảo hô hấp cho bệnh nhân bằng thở oxy, và dùng các thuốc giãn cơ phế quản. Nếu bệnh nhân tiếp tục suy hô hấp nặng thêm, cần đặt nội khí quản, cho bệnh nhân thở máy. Bài: Xơ gan Tình huống 1: ưu tiên khám lách, tuần hoàn bàng hệ, da và tổ chức dưới da. Tình huống 2: Ngoài các xét nghiệm cơ bản, cần ưu tiên chọc dò dịch màng bụng, gửi bệnh phẩm đi làm xét nghiệm tế bào sinh hóa, nuôi cấy. Có kết quả nêu trên nên chẩn đoán là nhiễm trùng dịch cổ trướng. Tình huống 3: Bệnh nhân có xơ gan, giai đoạn mất bù, tính mức độ theo bảng điểm Child- Pugh. Bệnh nhân được 10 điểm, thuộc Child C. Để tìm nguyên nhân nên hỏi tiền sử nghiện rượu, tiền sử viêm gan, bệnh lý đường mật, làm xét nghiệm HBsAg, Anti HCV. Tình huống 4: Chọc tháo khoảng 1000ml dịch cổ trướng. Tình huống 5: Điều trị theo phác đồ trong bảng kiểm điều trị đã nêu. Truyền máu toàn phần là tốt nhất (A). Bài: loét dạ dày tá tràng Tình huống 1: Tìm hiểu cảm giác đau, nóng rát, tính chu kỳ theo mùa và theo bữa ăn trong ngày Tình huống 2: Chẩn đoán xác định phải nghĩ đến loét hành tá tràng. Cần phân biệt với hội chứng ruột kích thích. Để chắc chắn nhất cần nội soi dạ dầy bằng ống mềm. Tình huống 3: Điều trị nội khoa. Tình huống 4: Điều trị ngoại trú. Đơn thuốc tham khảo bảng kiểm điều trị. Không có biến chứng gì. Cần tư vấn giảm stress trong công việc, tránh thức 136 khuya, có thể cần điều trị bằng thuốc ngủ. Bài: Tâm phế mạn tính Tình huống 1: Với các triệu chứng trên ta đánh giá bệnh nhân suy hô hấp mức độ nặng, có dấu hiệu tắc nghẽn hô hấp, có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng nên thái độ là phải hồi sức hô hấp ngay bằng cách: Nằm gối cao, thở oxy áp lực cao, hút đờm, dùng thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm. Tình huống 2: 1. B - 2. D - 3. A - 4. C - 5. B - 6. D - 7. C Bài: Thiếu máu 1. Tình huống 1 - Bệnh nhân có thiếu máu. - Để chẩn đoán xác định cần làm thêm xét nghiệm công thức máu. - Nguyên nhân có thể là thiếu máu dinh dưỡng hoặc do giun móc. 2. Tình huống 2 - Bệnh lý có thể ở đường tiêu hóa. Phải hỏi tiền sử rối loạn hấp thu, ...

Tài liệu được xem nhiều: