khớp mu, khi hai tay đẩy lên, khối này di động dễ dàng trong buồng ối tạo nên dấu hiệu lúc lắc của đầu thai nhi. - Nếu là mông sẽ thấy một khối mềm và thường là ít di động hơn, không tròn rõ như ngôi đầu. - Ngôi ngang không nắn thấy khối nào ở trên khớp mu. * Nắn cực trên: - Nếu là ngôi đầu thấy cực trên là mông và hai chi hợp thành một khối to hơn đầu, chỗ rắn chỗ mềm, không tròn, di động ít. - Nếu là ngôi mông sẽ thấy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG SẢN part 8khớp mu, khi hai tay đẩy lên, khối này di động dễ dàng trong buồng ối tạo nên dấuhiệu lúc lắc của đầu thai nhi. - Nếu là mông sẽ thấy một khối mềm và thường là ít di động hơn, không tròn rõnhư ngôi đầu. - Ngôi ngang không nắn thấy khối nào ở trên khớp mu. * Nắn cực trên: - Nếu là ngôi đầu thấy cực trên là mông và hai chi hợp thành một khối to hơnđầu, chỗ rắn chỗ mềm, không tròn, di động ít. - Nếu là ngôi mông sẽ thấy cực trên là khối tròn đều, dễ di động * Nắn hai bên tử cung: xác định lưng và.chân tay thai nhi. Lưng là một diệnphẳng, đều, nối hèn cực dưới và cực trên. Đối diện với lưng nắn thấy những khối lổnnhơn to nhỏ khác nhau, di động dễ. * Nắn mỏm vai: tìm mỏm vai có ý nghĩa trong chẩn đoán độ lọt và xác định vị trínghe tim thai. Có hai cách xác định vị trí mỏm vai: từ diện lưng đi xuống phía xươngsẽ thấy một rãnh lõm (rãnh cổ) trên rãnh có một khối rắn là đầu, cạnh đầu là mỏm vai. * Nghe tim thai. Nghe rõ ở mỏm vai, khi nghe phải xác định tần số, cường độ. Phát hiện nhữngbất thường nếu có. Dùng ống nghe sản khoa, đặt đầu loa vào ổ tim thai, đầu kia áp vào tai ngườinghe. Nếu ổ tim thai vùng dưới rốn thì người nghe nên quay mặt về phía chân thaiphụ. Nếu ổ tim thai ở vùng trên rốn thì người nghe nên quay mặt về phía đầu thai phụđể nghe được rõ hơn. Khi nghe phải nhận định đúng tiếng tim thai, đó là tiếng đập âmsắc như nhau, không trùng với mạch mẹ. Cần phân biệt với tiếng thổi động mạch tửcung và tiếng đập của động mạch chủ bụng. Hai tiếng này thường trùng mạch mẹ. Vìvậy khi nghe tim thai cần kết hợp với bắt mạch mẹ. Tiếng tim thai bình thường nghe rõ, đều, tần số dao động từ 120-160 lần/phút. Những bất thường có thể gặp: - Tiếng tim thai mờ, xa xăm: thường gặp trong đa ối - Không nghe thấy tim thai đồng thời thai phụ không thấy thai đạp, nên kiểm trabằng siêu âm xác định thai sống hay chết. * Đo các đường kính ngoài của khung chậu: nếu các số đo bình thường, thai ướctrọng lượng trung bình, theo dõi tiếp. Nếu phát hiện ra ngôi bất thường hoặc khungchậu bất thường phải chuyển ngay đến tuyến có cơ sở phẫu thuật để theo dõi và quảnlý thai nghén. 834. Xét nghiệm - Tất cả các thai phụ đến khám đều phải thử nước tiểu tìm Protein niệu. - Thử công thức máu, nhóm máu và nếu có điều kiện làm xét nghiệm tìm HIV - Tuỳ bệnh lý người mẹ mà làm thêm một số xét nghiệm giúp chẩn đoán và tiênlượng - Siêu âm giúp thêm cho quá trình chẩn đoán ngôi, tình trạng thai, rau và ối5. Phòng bệnh - Tiêm phòng uốn ván. - Uống viên sắt phòng thiếu máu.6. Giáo dục sức khoẻ - Chế độ ăn khi có thai. - Chế độ làm việc. - Vệ sinh khi có thai.7. Kết luận sau khi khám - Tình trạng thai hiện tai. - Các yếu tố nguy cơ. - Hẹn khám lại - Dự kiến ngày đẻ nơi đẻ.TỰ LƯỢNG GIÁ1. Câu hỏi 1. Một thai phụ có kì kinh cuối cùng từ ngày 22/8/2004-25/8/2004. Hãy dự kiếnngày đẻ cho thai phụ này. 2. Tại phòng khám sản bệnh viện tuyến tỉnh, khi khám một thai phụ có thai lầnthứ 4, tiến sử 3 lần trước đẻ thường, kết quả khám thai ở quý 3 các chỉ số bình thường.Hướng xử trí là tiếp tục theo dõi khám thai cho thai phụ và tư vấn cho bệnh nhân cóthể về đẻ tại trạm y tế xã. Đúng hay sai tại sao? 3. Bảng kiểm lượng giá Khám thai 4,5 tháng đầu STT Nội dung khám thai Có Không 1 Chào hỏi 2 Hỏi tiền sử bệnh tật, tiền sử sản phụ khoa 3 Hỏi kỳ kinh cuối cùng, diễn biến từ khi có thai đến nay 4 Khám toàn thân (mạch, nhiệt độ, huyết áp. da, niêm mạc, cân nặng...)84 5 Khám tim phổi 6 Thăm âm đạo (nếu có dấu hiệu bất thường: đau bụng, ra huyết, ra khí hư...) 7 Đo cao tử cung (nếu thai trên 3 tháng) 8 Hướng dẫn tiêm phòng, uống viên sắt 9 Tư vấn vệ sinh thai nghén 10 Ghi phiếu khám thai Hẹn khám lần sau Cách đánh giá: - Đạt mức độ khá, giỏi: làm được 15 đến 20 điểm - Đạt mức độ trung bình: 10 đến 14 điểm - Không đạt: làm được từ 9 điểm trở xuống2. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá Sinh viên tự đọc tài liệu, tìm ra những điểm chính trong câu hỏi lượng giá. Saukhi đã hoàn thành việc tự trả lời có thể kiểm tra lại bằng đối chiếu với đáp án. Nếu cóvấn đề gì thắc mắc hay chưa rõ, đề nghị trình bày với giảng viên để được giải đáp thắcmắc.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ1. Phương pháp học - Tự nghiên cứu bài giảng - Áp dụng phần lý thuyết vào các bước chuẩn bị, thăm khám một thai phụ. Thảoluận nhóm để hoàn thành từng bước.2. Vận dụng thực tế Khám được một bệnh nhân có thai: - Với thai nghén 3 tháng đầu cần xác định có thai và loại trừ các trường hợp thainghén bất thường như chửa ngoài tử cung, thai trứng ...