Danh mục

Thực trạng chuyển đổi số của các công ty chứng khoán Việt Nam hiện nay

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 927.84 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày những khái niệm tổng quan về chuyển đổi số, nêu bật sự cần thiết của chuyển đổi số đối với hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam, thông qua phân tích thực trạng để đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng chuyển đổi số của các công ty chứng khoán Việt Nam hiện nay CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 47 THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY ThS Vũ Thanh Tùng* TÓM TẮT Chuyển đổi số là một xu thế mới và tất yếu hiện nay ở Việt Nam, nhất là sau giai đoạn nền kinh tế phục hồi hậu Covid-19. Trong xu hướng chung của cả nền kinh tế, thị trường chứng khoán đang nỗ lực không ngừng thúc đẩy quá trình này, ứng dụng chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả của các sản phẩm và dịch vụ. Bài viết trình bày những khái niệm tổng quan về chuyển đổi số, nêu bật sự cần thiết của chuyển đổi số đối với hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam, thông qua phân tích thực trạng để đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề trong thực tiễn. Từ khóa: chuyển đổi số, công ty chứng khoán, chứng khoán chuyển đổi số, chứng khoán Việt Nam 1. Giới thiệu nghiên cứu Trong 3 năm vừa qua, đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn thế giới đã gây ra những tác động to lớn, ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, xã hội của toàn thế giới. Đến nay, tuy hầu hết các quốc gia đã bước sang giai đoạn bình thường mới, nhưng đại dịch vẫn còn những diễn biến phức tạp. Để thích ứng, toàn bộ các hoạt động của nền kinh tế Việt Nam đã phải thay đổi, điều chỉnh nhằm phù hợp với tình hình mới, tiến tới thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ là vừa phòng chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh chung đó, thị trường chứng khoán cũng không phải ngoại lệ. Năm 2020-2021, mặc dù nền kinh tế bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, song thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn này, ngày càng khẳng định vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho Chính phủ cũng như doanh nghiệp. Số thu ngân sách từ thị trường chứng khoán đã đạt gần 11.000 tỷ đồng, gấp đôi so với mức thu 5.200 tỷ đồng của năm 2020. Năm 2021 thị trường chứng khoán ghi dấu hàng loạt cột mốc kỷ lục mới được trên chặng đường phát triển 21 năm. Tính đến tháng 12/2021, vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt hơn 7,7 triệu tỷ đồng, tăng trên 45,5% so với cuối năm 2020, tương đương 92% GDP. Dấu ấn lớn nhất trong lịch sử đó là VN-Index lần đầu tiên vượt mốc 1.500 điểm vào ngày 26/11/2021, nghĩa là chỉ trong vòng 2 năm, chỉ số đã vượt qua mốc 1200 điểm duy trì Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Tài chính – Marketing * 48 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC suốt 21 năm qua, sau đó lần lượt cán đích 1300, 1400 rồi 1500 lịch sử. Kết thúc năm 2021, một số con số thống kê khác rất đáng kể như: + Số tài khoản mở mới: 1,53 triệu tài khoản mở mới toàn thị trường, gấp 1,5 lần tổng số tài khoản của cả 4 năm trước cộng lại; bình quân số lượng tài khoản mở mới của cá nhân trong nước là trên 100 nghìn tài khoản/tháng; + Số tài khoản giao dịch chứng khoán: 4,3 triệu tài khoản, tương đương 4,4% dân số cả nước; + Thanh khoản thị trường: tăng trưởng chưa từng có; giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 26.564 tỷ đồng/phiên, tăng 258% so với năm 2020. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã xuất hiện nhiều phiên có thanh khoản vượt 1 tỷ USD, thậm chí có những phiên vượt 2 tỷ USD (ngày 23/12/2021, 2,3 tỷ USD); + Quy mô thị trường: quy mô giao dịch của thị trường chứng khoán nước ta hiện nay đã vươn lên đứng thứ hai trong ASEAN, chỉ sau Thái Lan; lọt vào nhóm các thị trường mang lại suất sinh lời cao nhất trên thế giới. Quyết định số 749/QĐ-TTg đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành nhằm phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Qua đó, Chính phủ đặt ra 8 nhóm ngành ưu tiên trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia để phát triển nền kinh tế số, trong đó có ngành tài chính - ngân hàng. Đây là nhiệm vụ nặng nề dược Chính phủ giao phó cho ngành tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Đồng thời nó cũng thể hiện vai trò ngày càng cao của thị trường chứng khoán trong đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Tiếp đó, Chiến lược phát triển tài chính đến năm 2030 được ban hành theo Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 21/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ nhằm mục đích xây dựng nền tài chính quốc gia phát triển bền vững, hiện đại và tăng trưởng khả năng chống chịu cho nền kinh tế trước các bất ổn, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia. Chiến lược cũng đặt ra đặt ra mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán ổn định, hoạt động an toàn, hiệu quả, có cơ cấu hợp lý, cân đối giữa thị trường tiền tệ với thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu với thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán phái sinh. Theo đó, đến năm 2025, phấn đấu quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu sẽ đạt 100% GDP; dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, trong đó dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 20% GDP. Đến năm 2030, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 120% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 58% GDP, trong đó, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 25% GDP. Theo dự báo, khi thị trường cải thiện được năng lực công nghệ và nền kinh tế vĩ mô có những biến chuyển ngày càng tích cực hơn, dòng tiền trong nền kinh tế chắc chắn sẽ chảy mạnh hơn vào kênh đầu tư chứng khoán, không những từ từ nhà đầu tư trong nước mà còn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Để đón đầu xu hướng tất yếu, hoạt động chuyển đổi số trên thị trường chứng khoán đứng trước nhu cầu cần phải chuyển mình nhanh hơn. Hiểu CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 49 rõ tầm quan trọng này bài viết trình bày cơ sở lý luận tổng quan về chuyển đổi số, nhấn mạnh sự cần thiết của chuyển đổi số trên thị trường chứng khoán ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: