Danh mục

Thực trạng đầu tư cho giáo dục đại học của Việt Nam và thế giới, cơ hội và thách thức trong bối cảnh tự chủ

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 241.20 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Thực trạng đầu tư cho giáo dục đại học của Việt Nam và thế giới, cơ hội và thách thức trong bối cảnh tự chủ" phân tích thống kê từ các số liệu lịch sử thu thập được, từ đó chỉ ra rằng, hiện trạng đầu tư cho giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế của Chính phủ. Đây chính là lý do cần phát huy tối đa nguồn lực xã hội để đầu tư cho giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh trên toàn thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng đầu tư cho giáo dục đại học của Việt Nam và thế giới, cơ hội và thách thức trong bối cảnh tự chủ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAMVÀ THẾ GIỚI, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ Lê Thanh Hoa1 Trường Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Abstract Investment in education, especially higher education is really necessary to create a high-quality labor force in the future. With statistical analysis from the collected historical data, thearticle has shown that the state of investment in education is still limited by the government. Thisis the reason why it is necessary to maximize social resources to invest in education, in order totrain human resources that can compete worldwide. Keywords: investment in education, statistical analysis, higher education 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục đại học (GDĐH) nói chung cũng như GDĐH ở Việt Nam nói riêng nhằmđào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn “công dân toàn cầu”, đủ sức cạnhtranh trong thị trường nhân lực thế giới. Do đó, yêu cầu tất yếu phải đổi mới GDĐH theohướng vừa giữ được những nét đặc thù của GDĐH trong nước, vừa tiệm cận các chuẩnmực chung của GDĐH thế giới. Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, kiếnthức chuyên môn bị lạc hậu rất nhanh, tri thức mới và thông tin khoa học được phát triểnliên tục với cấp số nhân dựa trên các nền tảng công nghệ. Trong xu thế chuyển đổi hóa,GDĐH sẽ được thay đổi mạnh mẽ từ triết lý, mục tiêu giáo dục đến vai trò của ngườithầy, từ phương pháp dạy học đến vị trí trung tâm của người học... Muốn phát triển giáo dục thì cần phải có các đầu tư giáo dục, thông qua nhiều hìnhthức như đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nghiên cứu khoa học... Hiện nay, đầu tưcho giáo dục ở mỗi quốc gia là khác nhau, nhưng nhìn chung đều bảo đảm về mặt tàichính để làm cơ sở thực hiện các kế hoạch giáo dục, phát triển tiến bộ khoa học kỹ thuật,bồi dưỡng đội ngũ nhân tài và chuẩn bị nguồn lao động cho tương lai… 2. NỘI DUNG 2.1. Tổng quan thực trạng đầu tư giáo dục của Việt Nam Như chúng ta đã biết, sức tiêu thụ các sản phẩm GDĐH theo đúng nghĩa của nềnkinh tế Việt Nam hiện nay không cao. Ở Việt Nam chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp nhỏvà vừa, chưa có các công ty sản xuất lớn cần nhiều lao động. Thực tế, ở các nước pháttriển, các công ty sản xuất liên quan đến công nghệ như máy tính, điện thoại, ô tô…họcần các lao động không chỉ có bằng cấp cử nhân mà còn cần đến trình độ tiến sĩ. Do đó,thực trạng với nhiều trường đại học Việt Nam hiện nay là khi có ngành nghề dễ đượctuyển dụng thì các trường sẽ ồ ạt tuyển sinh, nhưng vì chúng ta chỉ có những doanh nghiệpvừa và nhỏ, nên lượng nhân sự cần thiết không lớn, chỉ cần đào tạo một số khóa thì các1 hoalt@uel.edu.vn90trường rơi vào bão hòa do nền kinh tế chưa tiêu thụ hết các sản phẩm đào tạo có lượngđầu ra lớn như vậy, theo GS.TSKH. Đặng Ứng Vận. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện nay không thể đầu tư 100% cho giáo dục từ nguồnngân sách nhà nước, mà cần phải có sự phối hợp đầu tư từ các nguồn lực xã hội. Tại nhiềutrường đại học, nguồn tài chính chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, học phí và các khoảnthu khác với số lượng không đáng kể là nguồn tài chính cho các trường thực hiện mọihoạt động từ đào tạo đến nghiên cứu khoa học cũng như kết nối doanh nghiệp, phát triểntrường…Thực tế này dẫn tới tình trạng nguồn tài chính hạn hẹp, không thể đầu tư đủ lớnvà đủ sâu cho các hoạt động của các trường, đây cũng là một trong các lý do dẫn đến hoạtđộng của các trường kém hiệu quả, không tạo được sự đột phá trong đào tạo, nghiên cứu,trì trệ trong quản trị, cơ sở vật chất chưa thực sự đáp ứng xu thế phát triển của GDĐH.Do đó, bài toán đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách phải giải là bảo đảm nguồn lựcđáp ứng yêu cầu ngày càng tăng đối với GDĐH trong bối cảnh ngân sách bị giới hạn.Trước tình hình hiện nay, tự chủ đại học là một lựa chọn phù hợp, theo PGS.TS Phan ThịBích Nguyệt. Hơn thế nữa, khi triển khai vấn đề tự chủ đại học, tiếp cận tự chủ về tài chính, thìnhà nước sẽ rút dần đầu tư. Khi thực hiện tự chủ trong các trường đại học, ngoài khoảnđầu tư của nhà nước, phải trao cho các trường đại học một cơ chế tự chủ để họ thu hútthêm các nguồn lực từ xã hội, để nâng đầu tư cho các trường, theo bà Nguyễn Thị MaiHoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. Ngoài ra, theo PGS.TS. Trần Diệp Tuấn, cần tạo mọi điều kiện cho các cơ sở giáodục công lập có đủ nguồn kinh phí, cụ thể là có chính sách đầu tư cho nghiên cứu khoahọc, chuyển giao kỹ thuật cao, các chuyên ngành sâu đặc thù theo định hướng chiến lượcphát triển quốc gia, ủng hộ việc xây dựng lộ trình học phí phù hợp của các cơ sở ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: