Danh mục

Thực trạng di cư tự phát của người Mông ở Đắk Lắk và những vấn đề đặt ra

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.22 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết trình bày tình trạng di cư tự phát của người Mông ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến nay đã và đang tác động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái, văn hoá, trật tự an ninh xã hội ở Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Nguyên nhân chính khiến người Mông di cư là vì đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp do thiếu điều kiện sản xuất, thiếu đất canh tác, thiếu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng di cư tự phát của người Mông ở Đắk Lắk và những vấn đề đặt ra CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc THỰC TRẠNG DI CƯ TỰ PHÁT CỦA NGƯỜI MÔNG Ở ĐẮK LẮK VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA* Võ Thị Mai Phương(1) - Hoàng Hữu Bình(2) Nguyễn Hồng Vĩ(3) - Hoàng Lệ Nhật(4) T rình trạng di cư tự phát của người Mông ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến nay đã và đang tác động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái, văn hoá, trật tự an ninh xã hội ở Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Nguyên nhân chính khiến người Mông di cư là vì đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp do thiếu điều kiện sản xuất, thiếu đất canh tác, thiếu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Trong khi đó, địa bàn Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng có điều kiện sống thuận lợi hơn, đặc biệt đó là vùng đất đỏ ba zan màu mỡ, đất rộng, người thưa, tài nguyên rừng phong phú. Sự di cư tự phát của người Mông đã dẫn đến nhiều vấn đề nảy sinh, phức tạp, cụ thể: Di cư tự phát làm cho các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội tại các địa phương bị đảo lộn; gia tăng nạn phá rừng làm rẫy, hủy hoại tài nguyên môi trường; làm cho tình hình an ninh, trật tự ở địa phương, kể cả nơi xuất cư và nhập cư thêm phức tạp, dễ tạo kẽ hở cho kẻ gian và những thế lực thù địch lợi dụng;… Để giải quyết các vấn đề này Chính phủ đã có chủ trương giải quyết tình trạng dân di cư tự phát thể hiện trong các Chỉ thị số 660/TTg vào ngày 17-10-1995; Chỉ thị số 39/2004/CT TTg ngày 17 -11 -2004 và Quyết định số 193/2006/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24 - 8 – 2006. Từ khóa: Di cư tự phát; Di cư tự phát của người Mông ở Đắk Lắk; Nguyên nhân di cư tự phát của người Mông ở Đắk Lắk; Những vấn đề đặt ra. Theo kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số của dân tộc Mông ở nước ta là 1.068.189 người. Họ cư trú chủ yếu trên vùng núi cao của các tỉnh phía Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An... Một số tỉnh của vùng này có người Mông sinh sống đông nhất là Hà Giang: 231.464 người, Điện Biên: 170.648 người, Sơn La: 157.253 người, Lào Cai: 146.147 người, Lai Châu: 83.324 người, Yên Bái: 81.921 người, Cao Bằng: 51.573 người, Nghệ An: 28.992 người... Bắt đầu từ năm 1975 đã có người Mông di cư tự phát từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên sinh sống, đến những năm 90 của thế kỷ XX thì các cuộc di cư tự phát diễn ra ồ ạt hơn, trong đó tập trung đông ở tỉnh Đắk Lắk. 1. Một vài nét về người Mông ở Đắk Lắk Ở Việt Nam người Mông có tập quán cư trú ở vùng cao hoặc vùng sâu của vùng miền núi phía Bắc. Do sinh sống ở địa hình hiểm trở, xa trung tâm nên giao thông tại khu vực này rất khó khăn, nhiều bản làng của họ nếu đến đó, chỉ bằng đi bộ hay cưỡi ngựa. Khi di cư vào Tây Nguyên, tập quán này vẫn tiếp tục được phát huy. Họ thường đến vùng rừng sâu, đốt rừng làm rẫy và lập bản. Điều này khác hẳn với một số tộc người như Mường, Tày, Nùng, Thái..., thường định cư tại những nơi có thể khai hoang ruộng nước và thường gần đường, gần các trung tâm dân cư. Người Mông là một trong những dân tộc thiểu số có tỷ lệ đói nghèo cao. Kết quả nghiên cứu ở các bản làng người Mông tại vùng miền núi phía Bắc trong thời gian qua cho thấy, phần lớn những cộng đồng này có tỷ lệ hộ nghèo khoảng 50%; đặc biệt có những bản tới 70 - 80%. Nhiều nơi thiếu điện, thiếu nước sạch, tỷ lệ bỏ học của học sinh cao, người dân ốm đau ít được chăm sóc y tế, các dịch vụ không phát triển... Và đây chính là những nguyên nhân khiến cho sản xuất trì trệ, số hộ thiếu lương thực kinh niên tăng và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người Mông di cư vào Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Với người Mông, họ có tổ chức dòng họ rất chặt chẽ và người đứng đầu mỗi dòng họ là tộc trưởng. Người trưởng tộc là người đại diện cho dòng họ giao thiệp với chính quyền và các dòng họ khác, đồng thời còn là người tổ chức các vụ kiện xưa kia. Người tộc trưởng có thể là do các thành viên dòng họ bầu ra nhưng cũng có nơi lại do người tộc trưởng cũ tìm chọn và bồi dưỡng. Như vậy, đặc trưng dòng họ người Mông là sự thống nhất về tư tưởng, thông qua tín ngưỡng với những điều kiêng kị lễ nghi Ngày nhận bài: 3/8/2018; Ngày phản biện: 10/8/2018; Ngày duyệt đăng: 20/8/2018 (1) Bảo tàng Dân tộc; e-mail: phuongvme@gmail.com (2)(3)(4) Học viện Dân tộc; e-mail: hoanghuubinh.ubdt@gmail.com, nguyenhongvi@cema.gov.vn, hoanglenhat@cema.go.vn 21 CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, năm 2015 Nguyễn Tuấn Triết, (2003), Tây Nguyên cuối thế kỷ XX Vấn đề dân cư và nguồn nhân lực, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 92. 3. Nguyễn Tuấn Triết (2003), sđd, tr. 95. 1. 2. 22 1.775 khẩu (29,88%); 2) Cao Bằng: 306 hộ (25,52%), 1.603 khẩu (26,98%); 3) Lào Cai: 269 hộ (2,44%), 1.382 khẩu (23,26%); 4) Bắc Cạn: 58 hộ (4,84%), 301 khẩu (5,07%); 5) Lạng Sơn: 34 hộ (2,84%), 1 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: