Danh mục

Thực trạng kĩ năng quản lí lớp học của giáo viên tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 114.84 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu tiến hành trên 251 giáo viên, được lựa chọn ngẫu nhiên từ 15 trường tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc thiết kế chương trình đào tạo và bồi dưỡng kĩ năng quản lí lớp học cho sinh viên sư phạm và giáo viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng kĩ năng quản lí lớp học của giáo viên tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà NộiJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0080Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 97-105This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG KĨ NĂNG QUẢN LÍ LỚP HỌC CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Khúc Năng Toàn Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nghiên cứu tiến hành trên 251 giáo viên, được lựa chọn ngẫu nhiên từ 15 trường tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc thiết kế chương trình đào tạo và bồi dưỡng kĩ năng quản lí lớp học cho sinh viên sư phạm và giáo viên. Kết quả cho thấy, giáo viên đã thể hiện nhiều ưu điểm trong tổ chức lớp học, cuốn hút học sinh trong giờ học và xây dựng quan hệ với cá nhân học sinh trong lớp. Tuy nhiên, các kĩ năng liên quan đến xây dựng nội quy lớp học, đánh giá tiến trình giờ dạy và tương tác trực tiếp với học sinh trên lớp con nhiều bất cập. Đây có thể xem là những gợi ý quan trọng để đảm bảo thiết kế một chương trình đào tạo và bồi dưỡng kĩ năng quản lí lớp học phù hợp với thực tiễn giáo dục và giáo viên hiện nay . Từ khóa: Quản lí lớp học, kĩ năng quản lí lớp học, giáo viên tiểu học và THCS.1. Mở đầu Quản lí lớp học với tư cách là quy trình và hệ thống việc làm cần thực hiện để thiết lập vàduy trì trật tự lớp học [2] luôn là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với giáo viên trong dạy học.Trên thực tế, nếu không thể quản lí tốt lớp học và hành vi của học sinh trong lớp, thì mọi nỗ lựcdạy học của giáo viên đều khó có thể mang lại hiệu quả như kì vọng [6]. Nghiên cứu đã cho thấy,những giáo viên giỏi, bên cạnh việc thiết kế chương trình giảng dạy với đa dạng các phương phápdạy học tích cực, còn có sự chuẩn bị chu đáo các biện pháp quản lí lớp học và các giải pháp đối vớinhững vấn đề hành vi của học sinh trong lớp học [1]. Thêm nữa, các kĩ năng liên quan đến quảnlí lớp học, như (1) bao quát hành vi của học sinh trong lớp, (2) bày tỏ kì vọng và yêu cầu hành viđối với học sinh trong giờ dạy và (3) phát hiện và xử lí các vấn đề hành vi của học sinh. . . cũngđược xác định là những yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa những giáo viên xuất sắc với những giáoviên trunh bình [3]. Rõ ràng, để có thể dạy tốt, giáo viên cần có những kĩ năng cơ bản để quản lítốt lớp học và hành vi của học sinh trong lớp. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề không hề đơn giản đốivới các giáo viên, đặc biệt là những giáo viên mới vào nghề. Khảo sát của Hội đồng Quốc gia vềchất lượng giáo viên của Hoa Kỳ năm 1997 cho thấy, 58% giáo viên phổ thông ở quốc gia này xácnhận việc xử lí các hành vi mất trật tự, gây rối trong lớp của học sinh là vấn đề nan giải nhất mà họthường xuyên phải đối mặt. Gần đây nhất, khảo sát năm 2013 cũng cho thấy, 52% giáo viên mớivào nghề coi việc quản lí lớp học và ứng phó với các hành vi sai phạm của học sinh trong lớp làlĩnh vực công việc mà họ thường gặp phải nhiều vấn đề nhất trong dạy học [7]. Ở Việt Nam, những khó khăn về trường lớp và các điều kiện vật chất khác có thể khiến việcquản lí lớp học càng trở nên thách thức hơn đối với giáo viên. Những năm gần đây, nhiều vấn đềNgày nhận bài: 21/1/2015. Ngày nhận đăng: 20/5/2015.Liên hệ: Khúc Năng Toàn, e-mail: nkhuc1@gmail.com 97 Khúc Năng Toànhành vi của giáo viên và học sinh trong lớp học (ví dụ, bạo hành học sinh, bạo lực học đường) đãvà đang đặt ra không ít câu hỏi về năng lực quản lí lớp học của giáo viên. Sâu xa hơn chút, việcđào tạo kĩ năng sư phạm nói chung và kĩ năng quản lí lớp học nói riêng trong các trường sư phạmcòn thể hiện nhiều bất cập. Báo cáo tổng kết thực tập sư phạm năm học 2012-2013 của TrườngĐH Sư Phạm Hà Nội [11] – một trường sư phạm đầu ngành ở Việt Nam, đã chỉ ra nhiều yếu kémvề kĩ năng nghiệp vụ của sinh viên trong quá trình thực tập sư phạm, bao gồm: kĩ năng diễn đạt,bao quát lớp, xử lí tình huống trong dạy học, và phân phối thời gian. Thực chất, đây là những yếukém về kĩ năng quản lí lớp học. Tầm quan trọng, những thách thức và những bất cập nêu trên đã và đang đặt ra những đòihỏi cấp thiết về đào tạo và bồi dưỡng kĩ năng quản lí lớp học cho giáo viên và sinh viên sư phạmở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích đánh giá thực trạng kĩ năngquản lí lớp học của giáo viên tiểu học và trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn thành phố Hà Nội.Kết quả nghiên cứu được kì vọng cung cấp những cứ liệu thực tiễn quan trọng cho việc định hìnhhệ thống các kĩ năng quản lí lớp học cần đào tạo và bồi dưỡng cho giáo v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: