Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh cúm A/H5N1 ở người của người dân tại 3 huyện Nam Đông, A Lưới và Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 324.96 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bệnh cúm A/H5N1 là một bệnh lây truyền từ gia cầm sang người, bệnh có bệnh cảnh lâm sàng rất nặng nề và có tỷ lệ tử vong trên 50%. Bài viết mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh cúm A/H5N1 ở người của người dân tại 3 huyện Nam Đông, A Lưới và Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh cúm A/H5N1 ở người của người dân tại 3 huyện Nam Đông, A Lưới và Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH CÚM A/H5N1 Ở NGƯỜI CỦA NGƯỜI DÂN TẠI 3 HUYỆN NAM ĐÔNG, A LƯỚI VÀ QUẢNG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Lê Trung Quân, Phan Đăng Tâm, Hầu Văn Nam và cộng sự Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh Thừa Thiên Huế Tóm tắt nghiên cứu Bệnh cúm A/H5N1 là một bệnh lây truyền từ gia cầm sang người, bệnh có bệnh cảnh lâm sàng rất nặng nề và có tỷ lệ tử vong trên 50%. Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh cho người và không thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh để phòng lây nhiễm cúm là cách bảo vệ duy nhất. Để có thông tin cơ sở cho việc xây dựng chiến lược truyền thông phòng chống cúm chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 436 chủ hộ gia đình có chăn nuôi tại 3 huyện Nam Đông, A Lưới và Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy: trên 80% người dân có biết về đường lây truyền chủ yếu; các triệu chứng mà người dân nhắc đến khi nghi bệnh là sốt (91,3%); ho (59,9%) và đau đầu (71,6%). Biện pháp rửa tay và không ăn thịt gia cầm ốm/chết được người dân nhắc nhiều nhất trong vệ sinh ăn uống để phòng bệnh. Tuy nhiên vẫn có tới 69,0% người dân có thái độ cho rằng rất ít nguy cơ xảy ra dịch. Khi có dịch thì có tới 98,9% sẽ báo cho cơ quan chức năng và chủ yếu là báo cho cán bộ thú ý (89,6%). Về thực hành thì có tới 42% chủ hộ chưa tiêm phòng cho đàn gia cầm của mình vì lý do tốn tiền (50,8%). Biện pháp vệ sinh ăn uống được họ thực hiện nhiều nhất là nấu chín kỹ thịt gia cầm (92,9%); không ăn thịt gia cầm và không ăn trứng lòng đào được thực hiện ít hơn (72,7%) và (66,7%). Đeo khẩu trang và đeo găng tay khi giết mổ được người dân thực hiện thấp (28,0% và 30,5%). Chuồng nuôi với quy mô nhỏ, thả rông và không đảm bảo quy trình kỹ thuật cao. Dựa vào kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đã đề xuất tăng cường các biện pháp truyền thông, đặc biệt trên phương tiên thông tin đại chúng; thúc đẩy việc phối hợp giữa y tế, thúy y và chính quyền địa phương trong việc truyền thông thực hiện chăn nuôi và phòng bệnh hiệu quả. 1. Đặt vấn đề Bệnh cúm A/H5N1 là một bệnh lây truyền từ gia cầm sang người, bệnh có bệnh cảnh lâm sàng rất nặng nề và có tỷ lệ tử vong trên 50%. Bệnh do virut cúm A/H5N1 gây nên. Tình hình cúm A/H5N1 ở gia cầm và ở người có diễn biến rất phức tạp. Theo Tổ chức Y tế thế giới từ năm 2003 đến cuối năm 2013 đã ghi nhận tại 15 quốc gia trên thế giới có 648 người bị mắc bệnh cúm A/H5N1, trong đó có 96 384 người tử vong (chiếm 59%). Ở Việt Nam từ năm 2003 đến nay đã xảy ra rất nhiều đợt dịch cúm trên gia cầm, đồng thời cũng có rất nhiều đợt cúm A/H5N1 trên người, ở gia cầm, chúng ta phải tiêu huỷ nhiều chục triệu con gia cầm, làm tổn hại kinh tế, làm ảnh hưởng không tốt cho môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội. Số người mắc cúm gia cầm được ghi nhận ở Việt Nam là 127 đến nay ca được xác định, trong đó 64 ca tử vong (tỷ suất tử vong là 50%), đứng thứ ba trên thế giới (sau In-đô-nê-xi-a và Ai Cập). Trong tháng 01/2014 đã ghi nhận 02 trường hợp tử vong do cúm A/H5N1 tại tỉnh Bình Phước và Đồng Tháp, cả hai trường hợp đều có tiền sử tiếp xúc với gia cầm bệnh. Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh cho người và không thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh để phòng lây nhiễm cúm là cách bảo vệ duy nhất. Tại Thừa Thiên Huế, chưa có nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ thực hành của người dân trong phòng chống cúm A/H5N1 và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hành phòng chống cúm, từ đó có thông tin cơ sở cho việc xây dựng chiến lược truyền thông phòng chống cúm trong thời gian tới. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh cúm A/H5N1 ở người của người dân tại 3 huyện Nam Đông, A Lưới và Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” . 2. Mục tiêu nghiên cứu Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh cúm A/H5N1 ở người của người dân tại 3 huyện Nam Đông, A Lưới và Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chủ hộ có chăn nuôi gia cầm, hiện đang sinh sống tại 3 huyện Nam Đông, A Lưới và Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. 3.3. Cỡ mẫu nghiên cứu Nghiên cứu này chúng tôi sử dụng công thức tính cỡ mẫu Z 2 p(1 p) n c2 Trong đó: - n: Số đối tượng nghiên cứu 97 - Z: với xác suất 95% có Z = 1,96 (có trong bảng Z) - p: ước đoán tỷ lệ hiểu biết đầy đủ về bệnh cúm A/H5N1 của chủ hộ gia đình. Chưa có nghiên cứu nào tạ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh cúm A/H5N1 ở người của người dân tại 3 huyện Nam Đông, A Lưới và Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH CÚM A/H5N1 Ở NGƯỜI CỦA NGƯỜI DÂN TẠI 3 HUYỆN NAM ĐÔNG, A LƯỚI VÀ QUẢNG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Lê Trung Quân, Phan Đăng Tâm, Hầu Văn Nam và cộng sự Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh Thừa Thiên Huế Tóm tắt nghiên cứu Bệnh cúm A/H5N1 là một bệnh lây truyền từ gia cầm sang người, bệnh có bệnh cảnh lâm sàng rất nặng nề và có tỷ lệ tử vong trên 50%. Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh cho người và không thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh để phòng lây nhiễm cúm là cách bảo vệ duy nhất. Để có thông tin cơ sở cho việc xây dựng chiến lược truyền thông phòng chống cúm chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 436 chủ hộ gia đình có chăn nuôi tại 3 huyện Nam Đông, A Lưới và Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy: trên 80% người dân có biết về đường lây truyền chủ yếu; các triệu chứng mà người dân nhắc đến khi nghi bệnh là sốt (91,3%); ho (59,9%) và đau đầu (71,6%). Biện pháp rửa tay và không ăn thịt gia cầm ốm/chết được người dân nhắc nhiều nhất trong vệ sinh ăn uống để phòng bệnh. Tuy nhiên vẫn có tới 69,0% người dân có thái độ cho rằng rất ít nguy cơ xảy ra dịch. Khi có dịch thì có tới 98,9% sẽ báo cho cơ quan chức năng và chủ yếu là báo cho cán bộ thú ý (89,6%). Về thực hành thì có tới 42% chủ hộ chưa tiêm phòng cho đàn gia cầm của mình vì lý do tốn tiền (50,8%). Biện pháp vệ sinh ăn uống được họ thực hiện nhiều nhất là nấu chín kỹ thịt gia cầm (92,9%); không ăn thịt gia cầm và không ăn trứng lòng đào được thực hiện ít hơn (72,7%) và (66,7%). Đeo khẩu trang và đeo găng tay khi giết mổ được người dân thực hiện thấp (28,0% và 30,5%). Chuồng nuôi với quy mô nhỏ, thả rông và không đảm bảo quy trình kỹ thuật cao. Dựa vào kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đã đề xuất tăng cường các biện pháp truyền thông, đặc biệt trên phương tiên thông tin đại chúng; thúc đẩy việc phối hợp giữa y tế, thúy y và chính quyền địa phương trong việc truyền thông thực hiện chăn nuôi và phòng bệnh hiệu quả. 1. Đặt vấn đề Bệnh cúm A/H5N1 là một bệnh lây truyền từ gia cầm sang người, bệnh có bệnh cảnh lâm sàng rất nặng nề và có tỷ lệ tử vong trên 50%. Bệnh do virut cúm A/H5N1 gây nên. Tình hình cúm A/H5N1 ở gia cầm và ở người có diễn biến rất phức tạp. Theo Tổ chức Y tế thế giới từ năm 2003 đến cuối năm 2013 đã ghi nhận tại 15 quốc gia trên thế giới có 648 người bị mắc bệnh cúm A/H5N1, trong đó có 96 384 người tử vong (chiếm 59%). Ở Việt Nam từ năm 2003 đến nay đã xảy ra rất nhiều đợt dịch cúm trên gia cầm, đồng thời cũng có rất nhiều đợt cúm A/H5N1 trên người, ở gia cầm, chúng ta phải tiêu huỷ nhiều chục triệu con gia cầm, làm tổn hại kinh tế, làm ảnh hưởng không tốt cho môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội. Số người mắc cúm gia cầm được ghi nhận ở Việt Nam là 127 đến nay ca được xác định, trong đó 64 ca tử vong (tỷ suất tử vong là 50%), đứng thứ ba trên thế giới (sau In-đô-nê-xi-a và Ai Cập). Trong tháng 01/2014 đã ghi nhận 02 trường hợp tử vong do cúm A/H5N1 tại tỉnh Bình Phước và Đồng Tháp, cả hai trường hợp đều có tiền sử tiếp xúc với gia cầm bệnh. Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh cho người và không thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh để phòng lây nhiễm cúm là cách bảo vệ duy nhất. Tại Thừa Thiên Huế, chưa có nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ thực hành của người dân trong phòng chống cúm A/H5N1 và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hành phòng chống cúm, từ đó có thông tin cơ sở cho việc xây dựng chiến lược truyền thông phòng chống cúm trong thời gian tới. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh cúm A/H5N1 ở người của người dân tại 3 huyện Nam Đông, A Lưới và Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” . 2. Mục tiêu nghiên cứu Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh cúm A/H5N1 ở người của người dân tại 3 huyện Nam Đông, A Lưới và Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chủ hộ có chăn nuôi gia cầm, hiện đang sinh sống tại 3 huyện Nam Đông, A Lưới và Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. 3.3. Cỡ mẫu nghiên cứu Nghiên cứu này chúng tôi sử dụng công thức tính cỡ mẫu Z 2 p(1 p) n c2 Trong đó: - n: Số đối tượng nghiên cứu 97 - Z: với xác suất 95% có Z = 1,96 (có trong bảng Z) - p: ước đoán tỷ lệ hiểu biết đầy đủ về bệnh cúm A/H5N1 của chủ hộ gia đình. Chưa có nghiên cứu nào tạ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bệnh cúm A/H5N1 Phòng chống bệnh cúm A/H5N1 Phòng lây nhiễm cúm Thực hành phòng chống cúm Truyền thông giáo dục sức khỏeGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Giáo dục sức khỏe: Phần 1
54 trang 50 0 0 -
10 trang 49 0 0
-
Kiến thức về tự khám vú của phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2023
7 trang 42 0 0 -
Giáo trình Truyền thông giáo dục sức khỏe: Phần 1
93 trang 42 0 0 -
Giáo trình Truyền thông giáo dục sức khỏe - Trường trung cấp Tây Sài Gòn
98 trang 40 0 0 -
Kỷ yếu Các đề tài nghiên cứu khoa học của hệ truyền thông giáo dục sức khỏe
220 trang 36 0 0 -
13 trang 34 0 0
-
Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân xã năm 2024
4 trang 33 0 0 -
8 trang 32 0 0
-
Khảo sát kiến thức của phụ nữ độ tuổi sinh đẻ về dị tật bẩm sinh tại xã Dân Tiến năm 2020
5 trang 32 0 0