Danh mục

Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên lịch sử ở trung học cơ sở hiện nay trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 118.57 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích và đánh giá thực trạng năng lực dạy học của GV bộ môn Lịch sử ở trường THCS hiện nay, từ đó chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về năng lực DH của GV.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên lịch sử ở trung học cơ sở hiện nay trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thôngJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 134-144This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2017-0039THỰC TRẠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN LỊCH SỬ Ở TRUNGHỌC CƠ SỞ HIỆN NAY TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNGPhạm Thị Kim AnhViện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Đổi mới giáo dục phổ thông đang đặt ra những yêu cầu mới về năng lực dạy học(DH) của người giáo viên (GV) Lịch sử. Muốn tiến hành đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GVcó đủ năng lực dạy học đáp ứng với chương trình – sách giáo khoa (SGK) mới thì trướchết cần phải đánh giá được thực trạng năng lực dạy học của đội ngũ GV lịch sử hiện nay ởtrường trung học cơ sở (THCS) như thế nào. Xuất phát từ yêu cầu đó, nội dung của bài báonày tập trung phân tích và đánh giá thực trạng năng lực dạy học của GV bộ môn Lịch sửở trường THCS hiện nay, từ đó chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về năng lựcDH của GV.Từ khóa: Năng lực dạy học, giáo viên lịch sử, đổi mới giáo dục phổ thông.1.Mở đầuNhững năm gần đây, các nghiên cứu về năng lực dạy học của người giáo viên (GV) nóichung, GV bộ môn lịch sử nói riêng được quan tâm nghiên cứu. Trong các công trình nghiên cứucủa tác giả Phạm Hồng Quang [13], Nguyễn Thế Bình [3], Nguyễn Thị Huyền và Nguyễn ThịMẫn [7], Vũ Xuân Hùng [8], Đặng Tự Ân [1]. . . đã nêu và phân tích rõ những yêu cầu về năng lựcDH của người GV để đáp ứng với sự thay đổi của chương trình giáo dục mới. Một số bài viết đisâu bàn về biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV lịch sử, như: “Suy nghĩ về đào tạo GV Lịchsử thời kì toàn cầu hóa giáo dục-đào tạo” của Nghiêm Đình Vỳ [15]; “Cần một đội ngũ GV dạySử ở trường phổ thông vừa yêu nghề vừa được đào tạo bài bản” của Trần Đức Minh [10]; “Nângcao chất lượng giáo dục lịch sử ở trường phổ thông từ việc đổi mới CT-SGK” của Đỗ Hồng Thái[14]; “Góp phần giải quyết những bức xúc và yếu kém trong dạy học lịch sử hiện nay” của PhạmVăn Hà [5]. Các nghiên cứu này hầu như chưa đi sâu vào đánh giá thực trạng năng lực DH của độingũ GV lịch sử.Năm 2013, theo yêu cầu của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản quản lí cơ sở giáo dục (BộGD&ĐT), để đánh giá chất lượng GV, cuộc thi kiểm tra chất lượng GV được diễn ra ở nhiều địaphương trong cả nước. Kết quả của nó khiến nhiều người sững sờ “Nhiều giáo viên bị muối mặtsau cuộc kiểm tra chất lượng vì bị điểm dưới trung bình” [6]. Đây mới chỉ là kết quả đánh giá vềnăng lực chuyên môn, còn năng lực dạy học của GV thì chưa có cuộc khảo sát lớn. Mới đây, Tàiliệu tập huấn cán bộ, giảng viên các cơ sở đào tạo GV phổ thông về phát triển chương trình đàoNgày nhận bài: 15/12/2016. Ngày nhận đăng: 20/2/2017.Liên hệ: Phạm Thị Kim Anh, e-mail: phamkimanh279@yahoo.com.vn134Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên Lịch sử ở Trung học cơ sở hiện nay...tạo của Bộ GD&ĐT (2015) đã đưa ra số liệu đánh giá tổng quát năng lực DH của gần 200 GV phổthông ở 12 bộ môn (không dựa vào bằng cấp): «Đạt yêu cầu: 75,3%; Chưa đạt yêu cầu: 16,6% vàkhó đánh gía được là 8,0%» [4]. Như vậy còn khoảng 25% số GV chưa đạt yêu cầu về năng lựcDH theo chương trình hiện hành. Nếu Chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai trongthời gian tới với định hướng và yêu cầu chuyển từ trang bị nội dung kiến thức sang phát triển phẩmchất và năng lực người học bằng việc dạy học tích hợp và lồng ghép, dạy học phân hóa, trải nghiệmsáng tạo. . . thì năng lực của đội ngũ GV phổ thông đang đứng trước những thách thức mới. Vậylàm thế nào để phát triển và nâng cao năng lực DH cho GV phổ thông nói chung, GV dạy bộ mônLịch sử nói riêng đáp ứng với chương trình giáo dục phổ thông mới đang là bài toán đặt ra cho cácnhà quản lí, trong đó có vai trò của các trường sư phạm.Để trả lời cho các câu hỏi này, trước hết phải đánh giá cho được thực trạng năng lực DH củađội ngũ GV lịch sử hiện nay ở trường THCS như thế nào để từ đó tiến hành đào tạo và bồi dưỡngGV nhằm trang bị cho họ có đủ năng lực đáp ứng với yêu cầu dạy học mới.Xuất phát từ yêu cầu đó, trong bài báo này chúng tôi tập trung vào 2 nội dung chính: (1)Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực DH của GV bộ môn Lịch sử ở trường THCS hiện nay, (2)Chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến năng lực DH của GV còn hạn chế.2.2.1.Nội dung nghiên cứuThực trạng năng lực dạy học của GV bộ môn lịch sử ở THCS qua kết quảkhảo sátĐể đánh giá được thực trạng về năng lực DH của GV bộ môn Lịch sử ở THCS, chúng tôi đãtiến hành khảo sát 75 GV THCS được chọn ngẫu nhiên và đang trực tiếp dạy bộ môn Lịch sử trênđịa bàn một số tỉnh: Hải Dương, Ninh Bình, Thái Bình, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai với tổng số 38trường. Nội dung khảo sát tập trung vào 3 vấn đề cơ bản sau: (1) Mức độ đạt được về các năng lựcdạy học của GV; (2) Mức độ đạt được về một số năng lực DH theo yêu cầu đổi mới giáo dục; (3)Mức độ thàn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: