Danh mục

Thực trạng năng lực giao tiếp của trẻ khiếm thính tại trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Tháp

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 489.32 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài này đánh giá năng lực giao tiếp, vai trò của các tổ chức xã hội trong giáo dục, phát triển kỹ năng gia tiếp của trẻ khiếm thính tại trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Tháp, hướng tới nghiên cứu thử nghiệm công tác xã nhóm vào việc phát triển năng lực giao tiếp cho trẻ khiếm thính. Mời các bạn cùng tham khảo
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng năng lực giao tiếp của trẻ khiếm thính tại trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Tháp THỰC TRẠNG NĂNG LỰC GIAO TIẾP CỦA TRẺ KHIẾM THÍNH TẠI TRƢỜNG NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT ĐỒNG THÁP SV.Nguyễn Ngọc Như Ý - SV.Phạm Thanh Hải Thi Lớp: ĐHCTXH14 GVHD: ThS. Kiều Văn Tu Tóm tắt: Nhằm đánh giá năng lực giao tiếp, vai trò của các tổ chức xã hội trong giáo dục, phát triển kỹ năng gia tiếp của trẻ khiếm thính tại trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Tháp, hướng tới nghiên cứu thử nghiệm công tác xã nhóm vào việc phát triển năng lực giao tiếp cho trẻ khiếm thính. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi với trẻ khiếm thính và cộng đồng xã hội. Cuộc khảo sát với 100 bảng hỏi khảo sát 2 nhóm đối tượng là Giáo viên, phụ huynh và trẻ khiếm thính. Hơn 50% trên tổng số 100 phiếu hỏi đánh giá khả năng giao tiếp của trẻ chỉ trên mức trung bình khá và chỉ có một số ít nhận định là tốt. Con số này phần nào cũng đã phản ảnh được thực tế đang rất cần sự hỗ trợ, hợp tác từ phía nhà trường, phụ huynh và nhân viên công tác xã hội trong việc thúc đẩy nâng cao giao tiếp cho trẻ, giúp trẻ có thể tự tin hòa nhập với cộng đồng xã hội. Từ khóa: Giao tiếp, Khiếm thính, Khuyết tật, Trẻ em. 1. Giới thiệu Giao tiếp là một trong những nhu cầu quan trọng của con người. Giao tiếp là hành vi và quá trình, trong đó con người tiến hành trao đi thông tin với nhau, nhận thức, đánh giá về nhau, tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Giao tiếp là điều kiện để tồn tại và phát triển xã hội, giúp con người hiểu nhau, gần gũi nhau hơn. Giúp con người không chỉ hiểu người khác mà còn hiểu chính bản thân mình, biết được điểm mạnh điểm yếu và không ngừng phấn đấu vươn lên. Giao tiếp còn giúp tạo mối quan hệ, cân bằng cảm xúc và phát triển nhân cách. Do vậy, để trẻ em được phát triển một cách toàn diện không chỉ học tập tại nhà trường mà còn phải thông qua quá trình giao tiếp với môi trường xung quanh. Ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển khả năng giao tiếp. Đây được coi là phương tiện chủ yếu của giao tiếp. Vì vậy mức độ phát triển ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giao tiếp. Mức độ điếc của trẻ: 242 Điếc nhẹ (Điếc mức I): Một trẻ điếc mức I sẽ không nghe thấy được một số âm thanh lời nói - đặc biệt là các phụ âm nhỏ. Nếu nói rất nhỏ trẻ sẽ không nghe thấy một số âm thanh. Những trẻ điếc nhẹ vẫn có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nói. Điếc vừa (Điếc mức II): Trẻ điếc mức II sẽ không nghe thấy một số âm thanh lời nói. Những trẻ điếc vừa nói không rõ, phát âm thiếu chuẩn xác, người đối thoại phải chú ý nghe mới hiểu. Điếc nặng (Điếc mức III): Trẻ điếc mức III sẽ không nghe được phần lớn âm thanh của ngôn ngữ nói trong giao tiếp thông thường. Điếc sâu (Điếc mức IV): Một trẻ điếc mức IV sẽ không nghe thấy chút nào âm thanh lời nói trong giao tiếp thông thường, thậm chí ngay cả khi nói to trẻ cũng không nghe thấy. Những trẻ điếc nặng và sâu khả năng giao tiếp ngôn ngữ nói của trẻ rất hạn chế (nói sai nhiều, vốn từ ít, khó hiểu…) Vì âm thanh có tần số và cường độ khác nhau, cho nên mức độ điếc ở những tần số khác nhau cũng dẫn đến khả năng nghe được âm thanh lời nói khác nhau. Có những trẻ bị điếc ở tần số cao thì khó có thể nghe thất những âm thanh lời nói ở tần số đó, nhưng những âm thanh ở tần số trung và trầm, trẻ vẫn có thể nghe được. Ngươc lại, những trẻ điếc ở tần số trầm thì lại có thể nghe được những âm thanh lời nói ở tần số cao nhiều hơn. Trẻ khiếm thính do có khó khăn về mặt ngôn ngữ nên nhìn chung thường xuất hiện tính rụt rè, nhút nhát trong giao tiếp. Đối với một đứa trẻ, cảm giác bị điếc có thể giống như việc sống trong một cái hộp kính bao quanh. Trẻ điếc có thể nhìn thấy mọi người đang nói nhưng lại không hiểu họ nói cái gì. Mọi người được tiếp xúc với nhau vì họ học được ngôn ngữ để giao tiếp. Nhưng trẻ điếc không thể học được ngôn ngữ khi mà trẻ không nghe thấy gì. Điều này có nghĩa là nhiều trẻ điếc lớn lên mà không thể học hoặc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với những người ở xung quanh mình. Thông thường trẻ rất ngại giao tiếp bằng lời nói. Khi phải tiếp xúc với người lạ, trẻ thường lẩn tránh. Trẻ khiếm thính cũng thường gặp trở ngại khi bắt đầu một cuộc giao tiếp. Trẻ ít có thể thu hút sự chú ý của người khác bằng lời nói bình thường, do đó việc tổ chức một cuộc giao tiếp với người nghe khó khăn hơn bình thường. Để thu hút sự chú ý của người khác khi muốn bắt đầu giao tiếp, 243 trẻ chủ yếu dùng cử chỉ điệu bộ hoặc sự tiếp xúc. Nhiều trẻ chạm vào người giao tiếp, đập tay hoặc đập vào người khác trước khi nói chuyện không đúng cách, khiến người tham gia giao tiếp cảm thấy không bình thường hoặc không thoải mái. Mọi ngườ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: