Danh mục

Thực trạng nội dung giáo dục STEAM trong chương trình đào tạo cử nhân giáo dục mầm non

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 414.66 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đề cập đến thực trạng nhu cầu của các trường mầm non về nguồn nhân lực giáo viên tổ chức được hoạt động giáo dục STEAM, đồng thời khảo sát nội dung giáo dục STEAM cho trẻ mầm non trong chương trình đào tạo cử nhân các trường Cao đẳng, Đại học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng nội dung giáo dục STEAM trong chương trình đào tạo cử nhân giáo dục mầm nonHNUE JOURNAL OF SCIENCEEducational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4C, pp. 138-147This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG NỘI DUNG GIÁO DỤC STEAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN GIÁO DỤC MẦM NON Hoàng Thu Huyền và Đặng Út Phượng Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt. Giáo dục STEAM đang là xu hướng giáo dục toàn cầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực giáo viên mầm non có thể tổ chức được các hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ ngày càng cao. Một số nghiên cứu về giáo dục STEAM trong bậc học mầm non đã đề cập đến vai trò của giáo dục STEAM đối với trẻ; đặc trưng về giáo dục STEAM ở bậc học mầm non; nhận thức về giáo dục STEAM của giáo viên mầm non, nhưng nghiên cứu về giáo dục STEAM cho trẻ mầm non trong chương trình đào tạo cử nhân còn ít. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến thực trạng nhu cầu của các trường mầm non về nguồn nhân lực giáo viên tổ chức được hoạt động giáo dục STEAM, đồng thời khảo sát nội dung giáo dục STEAM cho trẻ mầm non trong chương trình đào tạo cử nhân các trường Cao đẳng, Đại học. Từ đó, chúng tôi đề xuất bổ sung nội dung giáo dục STEAM cho trẻ mầm non vào trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Giáo dục mầm non theo hướng tiếp cận năng lực người học. Từ khóa: Giáo dục STEAM, giáo dục STEAM cho trẻ mầm non, chương trình đào tạo cử nhân GDMN.1. Mở đầu Giáo dục STEAM, có nhiều định nghĩa, quan điểm khác nhau: Theo Georgette Yakman,2008, giáo dục STEAM được coi là một mô hình giáo dục đang phát triển về cách các môn họctruyền thống khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và toán học được hợp lại để tạo thànhmột chương trình giáo dục tích hợp. Việc kết hợp các thành tố trong STEAM được hiểu theocác cách khác nhau. Tác giả đưa ra nhận định giáo dục STEAM được dựa trên giáo dục STEMvà có thể chia làm 2 cách hiểu: Theo cách hiểu truyền thống, giáo dục STEM/STEAM có thểđược viết là giáo dục S-T-E- M/ S-T-E-A-M vì nó đại diện cho các lĩnh vực khoa học, côngnghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và toán học một cách đơn lẻ. Mỗi tổ chức, một trường học có thể hiểu,phát triển chương trình giáo dục STEAM theo một cách riêng biệt; Theo xu hướng mới hơn, cóthể hiểu giáo dục STEM/STEAM theo hướng tích hợp, bao gồm các hoạt động dạy và học khicác môn học được tích hợp có mục đích. Khi lập kế hoạch cho chương trình giảng dạy tích hợp,một lĩnh vực có thể là trọng tâm cơ bản nổi bật hơn hẳn so với những yếu tố khác hoặc tất cả cóthể được lập kế hoạch để được xuất hiện ngang bằng nhau trong chương trình [1]. Ở một hướng nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu cho rằng phép cộng đơn giản không thểđủ để nói lên mối liên kết giữa STEAM và S, T, E, A, M bởi giáo dục STEM/ STEAM ngoàinói về các lĩnh vực đơn lẻ, nó còn nhắc đến bối cảnh thực tiễn trong quá trình học tập, sự giaoNgày nhận bài: 2/9/2021. Ngày sửa bài: 29/9/2021. Ngày nhận đăng: 10/10/2021.Tác giả liên hệ: Hoàng Thu Huyền và Đặng Út Phượng.Địa chỉ e-mail: hthuyen @daihocthudo.edu.vn / duphuong@daihocthudo.edu.vn138 Thực trạng nội dung giáo dục STEAM trong chương trình đào tạo cử nhân Giáo dục mầm nonthoa, lồng ghép, tương tác của các lĩnh vực cũng như giá trị cốt lõi của giáo dục STEM/STEAMmang lại. Trong các nghiên cứu của các tác giả Bybee (2013), English (2016), Martin – Paez etal (2019, Yilkim (2016), Perignat (2019), giáo dục STEM/ STEAM thay vì được định nghĩabằng một khái niệm chuẩn thì các tác giả lại sử dụng các đặc điểm, đặc trưng để nêu nên nộihàm của giáo dục STEM/STEAM [2], [6]. Nhóm tác giả, Elaine Perignat, Jen Katz-Buonincontro khi tổng quan 44 bài báo đã xuấtbản về STEAM và giáo dục STEAM từ năm 2007 – 2018 chỉ ra rằng hầu hết các nghiên cứu khinhắc đến STEAM được định nghĩa bằng những từ viết tắt Science, Technology, Engineering,Arts, and Mathematics. Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả cũng chỉ ra khái niệm giáodục STEAM được hiểu theo những đặc trưng với nhiều cách khác nhau, nhưng tựu lại ở bốncách hiểu chính: giáo dục STEAM xuyên ngành, giáo dục STEAM liên ngành, giáo dụcSTEAM đa lĩnh vực và giáo dục STEAM liên lĩnh vực [6]. Từ các quan điểm trên, chúng tôi cho rằng, giáo dục STEAM nên được hiểu là một cáchtiếp cận liên ngành trong quá trình dạy và học, trong đó các bài học mang tính lí luận, nguyêntắc sẽ được đan xen với các hoạt động gắn liền với thực tiễn, ở đó người dạy tạo môi trường, tạocơ hội để người học được vận dụng những kiến thức và kĩ năng trong các lĩnh vực khoa học,công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và toán học vào trong các tình huống thực tiễn, trong quá trìnhvận dụng có thể lựa chọn kết hợp những lĩnh vực trọng tâm và lĩnh vực phụ trợ, thông qua đógiúp người học phát triển những n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: