Thực trạng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 331.20 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang thể hiện vai trò động lực tăng trưởng của nền kinh tế, nhưng mấy năm gần đây, khu vực kinh tế này chưa thoát khỏi khó khăn, có phần đuối
sức trong xu thế cạnh tranh và hội nhập. Qua số liệu thống kê, cho thấy dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm vẫn cao hơn số lượng doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc giải thể, nhưng khoảng cách này ngày càng thu hẹp dần. Nội dung bài viết nhằm đánh giá thực trạng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA DEVELOPMENT STATUS OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES Trần Văn Hưng1 TÓM TẮT Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang thể hiện vai trò động lực tăng trưởng của nền kinh tế, nhưng mấy năm gần đây, khu vực kinh tế này chưa thoát khỏi khó khăn, có phần đuối sức trong xu thế cạnh tranh và hội nhập. Qua số liệu thống kê, cho thấy dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm vẫn cao hơn số lượng doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc giải thể, nhưng khoảng cách này ngày càng thu hẹp dần. Kết quả này, một mặt thể hiện sự khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải, mặt khác cũng là dịp để các doanh nghiệp tái cấu trúc, loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém trong nền kinh tế, hướng tới một nền kinh tế phát triển với chất lượng cao hơn. Với vai trò và vị trí quan trọng của hệ thống DNNVV trong nền kinh tế, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp và chính sách nhằm khuyến khích DNNVV phát triển, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn lực, trong đó nguồn lực về vốn là hết sức quan trọng. Nhà nước phải thấy rằng đầu tư phát triển DNVVN chính là để huy động mọi nguồn vốn, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần thực hiện chiến lược CNH-HĐH đất nước; tạo ra sự năng động, linh hoạt cho toàn bộ nền kinh tế, trong việc thích nghi với những thay đổi của thị trường trong nước và quốc tế, cũng như nhằm đảm bảo sự cạnh tranh và phát triển lành mạnh nền kinh tế quốc gia. 1. GIỚI THIỆU Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang thể hiện vai trò động lực tăng trưởng của nền kinh tế, nhưng mấy năm gần đây, khu vực kinh tế này chưa thoát khỏi khó khăn, có phần đuối sức trong xu thế cạnh tranh và hội nhập. Thực trạng này đòi hỏi cần có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn, phát triển bền vững, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế đất nước. Trước tình hình đó, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII đã nhấn mạnh “Tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân để tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV, doanh nghiệp khỏi nghiệp. Khuyến khích hình thành tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước” và Quốc Hội đã thông qua Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020, đó là Đến năm 2020, xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực mạnh. Khu vực tư nhân Việt Nam đóng góp Khoảng 48 - 49% GDP, Khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp Khoảng 30 - 35% GDP. Năng suất lao động xã hội tăng Khoảng 5%/năm. Hàng năm, có Khoảng 30 - 35% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo. 2. KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA: DNNVV là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về phương diện vốn, lao động hay doanh 1 Giảng Viên khoa Quản Trị Kinh Doanh, Đại Học Tài Chính – Marketing 110 Hội thảo Khoa học Quốc tế ... thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Tại mỗi nước khác nhau có những tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tại Việt Nam, theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ban hành ngày 23 tháng 1 năm 2001 xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển DNN&V, các DN Việt Nam có thể phân thành 4 nhóm tùy thuộc vào quy mô lao động, vốn và khu vực kinh tế mà họ hoạt động, cụ thể bao gồm: DN siêu nhỏ, DN nhỏ, DN vừa và DN lớn. DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau: Quy mô Doanh nghiệp siêu nhỏ Khu vực Số lao động Tổng nguồn vốn I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản II. Công nghiệp và xây dựng III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 người trở xuống 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống Doanh nghiệp nhỏ Số lao động Doanh nghiệp vừa Tổng nguồn vốn Số lao động từ trên 10 người từ trên 20 tỷ đồng từ trên 200 người đến 200 người đến 100 tỷ đồng đến 300 người từ trên 10 người từ trên 20 tỷ đồng từ trên 200 người đến 200 người đến 100 tỷ đồng đến 300 người từ trên 10 người từ trên 10 tỷ đồng từ trên 50 người đến 50 người đến 50 tỷ đồng đến 100 người 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNNVV CỦA VIỆT NAM TRONG 30 NĂM QUA Hiện nay có 2 cơ quan thống kê số lượng Doanh nghiệp độc lập với nhau. Số lượng DN đăng ký kinh doanh do Cục Phát triển doanh nghiệp trước đây và Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh hiện nay thống kê còn số lượng DN đang hoạt động do Tổng cục Thống kê công bố trên cơ sở kết quả điều tra DN hàng năm. DN đang hoạt động cũng có thể được hiểu là số DN có đóng thuế trong năm trên cơ sở số liệu do ngành thuế cung cấp. Theo cục quản lý kinh doanh, giai đoạn (1991-1999), với việc thực thi Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty và Nghị định số 50/HĐBT, chỉ có 47.158 DN đăng ký kinh doanh (gồm cả loại hình hợp tác xã và DN đoàn thể) trên cả nước. Trong giai đoạn 2000-2010, với v ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA DEVELOPMENT STATUS OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES Trần Văn Hưng1 TÓM TẮT Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang thể hiện vai trò động lực tăng trưởng của nền kinh tế, nhưng mấy năm gần đây, khu vực kinh tế này chưa thoát khỏi khó khăn, có phần đuối sức trong xu thế cạnh tranh và hội nhập. Qua số liệu thống kê, cho thấy dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm vẫn cao hơn số lượng doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc giải thể, nhưng khoảng cách này ngày càng thu hẹp dần. Kết quả này, một mặt thể hiện sự khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải, mặt khác cũng là dịp để các doanh nghiệp tái cấu trúc, loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém trong nền kinh tế, hướng tới một nền kinh tế phát triển với chất lượng cao hơn. Với vai trò và vị trí quan trọng của hệ thống DNNVV trong nền kinh tế, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp và chính sách nhằm khuyến khích DNNVV phát triển, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn lực, trong đó nguồn lực về vốn là hết sức quan trọng. Nhà nước phải thấy rằng đầu tư phát triển DNVVN chính là để huy động mọi nguồn vốn, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần thực hiện chiến lược CNH-HĐH đất nước; tạo ra sự năng động, linh hoạt cho toàn bộ nền kinh tế, trong việc thích nghi với những thay đổi của thị trường trong nước và quốc tế, cũng như nhằm đảm bảo sự cạnh tranh và phát triển lành mạnh nền kinh tế quốc gia. 1. GIỚI THIỆU Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang thể hiện vai trò động lực tăng trưởng của nền kinh tế, nhưng mấy năm gần đây, khu vực kinh tế này chưa thoát khỏi khó khăn, có phần đuối sức trong xu thế cạnh tranh và hội nhập. Thực trạng này đòi hỏi cần có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn, phát triển bền vững, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế đất nước. Trước tình hình đó, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII đã nhấn mạnh “Tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân để tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV, doanh nghiệp khỏi nghiệp. Khuyến khích hình thành tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước” và Quốc Hội đã thông qua Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020, đó là Đến năm 2020, xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực mạnh. Khu vực tư nhân Việt Nam đóng góp Khoảng 48 - 49% GDP, Khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp Khoảng 30 - 35% GDP. Năng suất lao động xã hội tăng Khoảng 5%/năm. Hàng năm, có Khoảng 30 - 35% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo. 2. KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA: DNNVV là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về phương diện vốn, lao động hay doanh 1 Giảng Viên khoa Quản Trị Kinh Doanh, Đại Học Tài Chính – Marketing 110 Hội thảo Khoa học Quốc tế ... thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Tại mỗi nước khác nhau có những tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tại Việt Nam, theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ban hành ngày 23 tháng 1 năm 2001 xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển DNN&V, các DN Việt Nam có thể phân thành 4 nhóm tùy thuộc vào quy mô lao động, vốn và khu vực kinh tế mà họ hoạt động, cụ thể bao gồm: DN siêu nhỏ, DN nhỏ, DN vừa và DN lớn. DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau: Quy mô Doanh nghiệp siêu nhỏ Khu vực Số lao động Tổng nguồn vốn I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản II. Công nghiệp và xây dựng III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 người trở xuống 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống Doanh nghiệp nhỏ Số lao động Doanh nghiệp vừa Tổng nguồn vốn Số lao động từ trên 10 người từ trên 20 tỷ đồng từ trên 200 người đến 200 người đến 100 tỷ đồng đến 300 người từ trên 10 người từ trên 20 tỷ đồng từ trên 200 người đến 200 người đến 100 tỷ đồng đến 300 người từ trên 10 người từ trên 10 tỷ đồng từ trên 50 người đến 50 người đến 50 tỷ đồng đến 100 người 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNNVV CỦA VIỆT NAM TRONG 30 NĂM QUA Hiện nay có 2 cơ quan thống kê số lượng Doanh nghiệp độc lập với nhau. Số lượng DN đăng ký kinh doanh do Cục Phát triển doanh nghiệp trước đây và Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh hiện nay thống kê còn số lượng DN đang hoạt động do Tổng cục Thống kê công bố trên cơ sở kết quả điều tra DN hàng năm. DN đang hoạt động cũng có thể được hiểu là số DN có đóng thuế trong năm trên cơ sở số liệu do ngành thuế cung cấp. Theo cục quản lý kinh doanh, giai đoạn (1991-1999), với việc thực thi Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty và Nghị định số 50/HĐBT, chỉ có 47.158 DN đăng ký kinh doanh (gồm cả loại hình hợp tác xã và DN đoàn thể) trên cả nước. Trong giai đoạn 2000-2010, với v ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Phát triển doanh nghiệp Tăng trưởng nền kinh tế Doanh nghiệp ngừng hoạt động Doanh nghiệp phải giải thểTài liệu liên quan:
-
12 trang 311 0 0
-
11 trang 220 1 0
-
Tiểu luận quản trị học - Đề tài: 'Guanxi-Nghệ thuật tạo dựng quan hệ kinh doanh'
22 trang 212 0 0 -
15 trang 136 0 0
-
Tác động của quy định bảo vệ người tiêu dùng tài chính đến tài chính toàn diện
12 trang 135 0 0 -
15 trang 126 4 0
-
11 trang 123 0 0
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng
36 trang 113 0 0 -
11 trang 86 0 0
-
12 trang 84 1 0