Danh mục

Thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở một số trường trung học cơ sở quận 5, thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 349.46 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu này nhằm khảo sát và đánh giá thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở một số trường THCS Quận 5, TPHCM. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở một số trường THCS này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở một số trường trung học cơ sở quận 5, thành phố Hồ Chí Minh Năm học 2015 - 2016THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 5, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trí Hậu, Lê Hoài Mi, Trần Nguyễn Bích Ngọc (Sinh viên năm 3, Khoa Khoa học Giáo dục) GVHD: TS Nguyễn Đức Danh1. Lí do chọn đề tài Sự hội nhập về kinh tế - xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi nền giáo dục quốc giaphải không ngừng nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu đạo tạo nguồn nhân lực chosự phát triển đó. Để đánh giá được chất lượng giáo dục, khâu kiểm tra, đánh giá phải tổchức nghiêm túc và khoa học. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là một trong nhữngkhâu quan trọng của quá trình dạy học và liên hệ mật thiết đến việc phản ánh chấtlượng dạy học. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tậpcủa học sinh (HS) vẫn còn nhiều bất cập. Việc kiểm tra kết quả học tập của học sinhphổ thông vẫn nặng về kiến thức sách vở, chưa tập trung vào sự phát triển của ngườihọc và chủ yếu ở các mức thấp của sự lĩnh hội là nhớ và tái hiện kiến thức. Mục tiêuđánh giá kết quả học tập chỉ chú trọng điểm số cuối của quá trình dạy – học và mụcđích của kiểm tra đánh giá vẫn chủ yếu phục vụ công tác quản lí như xếp loại HS, xétlên lớp, cấp chứng chỉ, v.v… Trong khi đó, chức năng cung cấp thông tin phản hồi chohọc sinh và giáo viên thông qua kiểm tra đánh giá các môn học hầu như chưa được chútrọng. Các công trình đã thực hiện chỉ mới tiếp cận các hoạt động kiểm tra, đánh giá kếtquả học tập (KQHT) của học sinh ở các bậc học như: trung học phổ thông (THPT),trung cấp nghề, cao đẳng, đại học ở các địa phương khác nhau, mà chưa đi sâu vào cấphọc trung học cơ sở (THCS). Các đề tài đã tiếp cận hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHTcủa HS ở cấp học THCS nhưng chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ (1 trường) và đồng thời chỉtập trung vào xác định thực trạng kiểm tra, đánh giá là chủ yếu mà chưa đi sâu vàocông tác quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS THCS trong khiđó công tác quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá lại đóng vai trò quan trọng trong việcnâng cao chất lượng dạy và học. Vì lí do đó, chúng tôi chọn đề tài Thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánhgiá kết quả học tập của học sinh ở một số trường trung học cơ sở Quận 5, Thànhphố Hồ Chí Minh làm đề tài nghiên cứu khoa học.2. Mục đích, khách thể, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả họctập của học sinh ở một số trường THCS Quận 5, TPHCM. Từ đó, đề xuất một số biện 253Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKHpháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả họctập của học sinh ở một số trường THCS này. 2.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2.2.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ở trườngtrung học cơ sở. 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả kết quả học tập của HS ởmột số trường trung học cơ sở. 2.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài thực hiện khảo sát 79 cán bộ quản lí, giáo viên (15 cán bộ quản lí, 64 giáoviên) và 156 học sinh ở 2 trường: THCS Mạch Kiếm Hùng và THCS Ba Đình, Quận 5,Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lí hoạt động kiểm tra, đánhgiá kết quả học tập của học sinh bao gồm: Quản lí lập kế hoạch kiểm tra, thi trên lớp;Quản lí việc chấm trả bài kiểm tra, lưu điểm vào sổ điểm cá nhân; Quản lí việc ghiđiểm, đánh giá, xếp loại kết quả học tập của HS trong sổ điểm lớn; Quản lí việc bồidưỡng, nâng cao năng lực ra đề của giáo viên. 2.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp: điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, thống kêtoán học. Trong đó điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chủ đạo (xây dựng 2 bảnghỏi dành cho cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh). Số liệu được nhập và xử lí vớiphần mềm SPSS 20. Các thuật toán thống kê được sử dụng là: Thống kê tần số, tỷ lệphần trăm, điểm trung bình, hệ số tương quan Pearson.3. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu Khái niệm quản lí: sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lí tới đối tượngquản lí một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức hành độngnhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất. Khái niệm kiểm tra: đo lường và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo rằngcác mục tiêu và các k ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: