Nghiên cứu được tiến hành trên 26 cán bộ quản lí, 143 giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn, 253 học sinh nhằm tìm hiểu thực trạng quản lí hoạt động tự học của học sinh trung học cơ sở ở quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhận thức và thực hiện các chức năng quản lí hoạt động này vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Những hạn chế này là cơ sở cho việc đề xuất những biện pháp quản lí phù hợp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng quản lí hoạt động tự học của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí MinhVJETạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 39-43THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINHỞ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHNguyễn Thị Hoàng Anh - Trường Trung học cơ sở Trường Thọ, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhNgày nhận bài: 03/06/2018; ngày sửa chữa: 06/06/2018; ngày duyệt đăng: 14/06/2018.Abstract: The study was conducted on 26 administrators, 143 hoomroom teachers and subjectteachers and 253 students with aim to study situation of self-learning activities of secondary schoolstudents in Thu Duc district, Ho Chi Minh City. Research shows that students have not recognizedthe importance of self-learning, thus effectiveness of self-learning is till limited. This analysis canbe seen a foundation to propose some solutions to improve effectiveness of self-learning ofstudents in particular and quality of education in general.Keywords: Situation, management, self-learning activities, secondary school students.1. Mở đầuChiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 về địnhhướng đổi mới GD-ĐT đã đưa ra giải pháp phát triển giáodục: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giákết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực,tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của ngườihọc” [1]. Tự học của học sinh (HS) là khâu quan trọng,quyết định của việc học tập. Học mà chỉ nghe giảng, về nhàgác sách, không tự ôn luyện thì chỉ nhớ qua loa, không pháthuy được những kiến thức đã được học trên lớp. Chủ tịchHồ Chí Minh đã căn dặn: “Trong cách học, phải lấy tự họclàm cốt”, vì thế người thầy giáo không chỉ chú ý giảng dạytrên lớp tốt mà phải hết sức chú ý giáo dục HS tự học ở nhàđể những điều mình giảng thực sự mang lại kết quả. Nhậnthức rõ tầm quan trọng của tự học, trong những năm qua,các trường trung học cơ sở (THCS) ở quận Thủ Đức, Thànhphố Hồ Chí Minh đã tập trung quản lí hoạt động tự học(HĐTH) của HS, đổi mới trong công tác quản lí, chỉ đạo cảitiến trong việc khoán chương trình, đổi mới phương phápdạy học, kiểm tra, đánh giá theo năng lực HS. Tuy nhiên,công tác quản lí hoạt động này vẫn còn hạn chế, chưa đápứng được yêu cầu xã hội hiện nay, đặc biệt là yêu cầu củachương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình tổngthể (trong Chương trình giáo dục phổ thông mới) đã xácđịnh những năng lực cốt lõi phải hình thành và phát triểncho HS phổ thông là: “năng lực tự chủ và tự học, năng lựcgiao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo”[2]. Như vậy, “tự học” được xem là năng lực chung mà tấtcả các môn học và hoạt động giáo dục đều góp phần hìnhthành và phát triển. Vì vậy, quản lí HĐTH là nhiệm vụ trọngtâm trong quản lí giáo dục nói chung và quản lí nhà trườngnói riêng, quyết định tới hiệu quả quản lí trong nhà trường.Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng quảnlí HĐTH của HS ở các trường THCS quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Phương pháp, nội dung, đối tượng và thời giankhảo sátChúng tôi sử dụng các phương pháp: điều tra bằngbảng hỏi, trao đổi, phỏng vấn để khảo sát nhận thức củađội ngũ CBQL, giáo viên (GV) và HS về tầm quan trọng;mức độ thực hiện các chức năng quản lí của hiệu trưởngvà các yếu tố ảnh hưởng đến HĐTH của HS.Khảo sát được tiến hành trên tổng số 422 người, gồm:26 cán bộ quản lí (CBQL), 143 GV và 253 HS của 9trường THCS quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh (BìnhThọ, Trường Thọ, Tam Bình, Nguyễn Văn Bá, Thái VănLung, Linh Đông, Lê Văn Việt và Hiệp Bình). Thời giantiến hành: từ tháng 02/2017 đến 5/2018.Chúng tôi thiết kế phiếu để khảo sát mức độ thực hiện6 nội dung quản lí HĐDH với thang đo 5 bậc, mỗi điểmtrong thang đo ứng với các mức đánh giá: 5 điểm: Tốt/rấtquan trọng/rất ảnh hưởng; 4 điểm: Khá/quan trọng/kháảnh hưởng; 3 điểm: Trung bình/bình thường/ảnh hưởngbình thường; 2 điểm: Yếu/ít quan trọng/ít ảnh hưởng; 1điểm: Kém/không quan trọng/không ảnh hưởng. Điểmtrung bình (ĐTB) đối với thang đo được tính theo giá trịkhoảng cách giữa các mức đánh giá. Với thang đo 5 mức,có thể cho biết các mức đánh giá như sau: 1,00-1,8 điểm:Kém/không quan trọng/không ảnh hưởng; 1,81-2,6điểm: Yếu/ít quan trọng/ít ảnh hưởng; 2,61-3,40 điểm:Trung bình/bình thường/ảnh hưởng bình thường; 3,414,20 điểm: Khá/quan trọng/khá ảnh hưởng; 4,21-5,00điểm: Tốt/rất quan trọng/rất ảnh hưởng. Kết quả thuđược như sau:2.2. Kết quả khảo sát2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên vàhọc sinh về tầm quan trọng của hoạt động tự học (bảng 1)39Email: nthaxt2009@gmail.comVJETạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 39-43Bảng 1. Nhận thức chung về tầm quan trọng của hoạt động tự họcCBQLGVHSTTNội dungĐTBĐLCXHĐTBĐLCXHĐTBĐLCXH1Học trên lớp3,310,51143,500,56124,300,5171Tham gia hoạt động23,340,48933,310,47933,300,5842ngoài giờ lên lớpTham gia hoạt động33,420,50122 ...