Danh mục

Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện công thuộc tỉnh Tiền Giang năm 2014

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 388.14 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày việc xác định tỉ lệ bệnh viện tuân thủ yêu cầu theo Quy chế quản lý chất thải y tế và các yếu tố khó khăn ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải rắn y tế
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện công thuộc tỉnh Tiền Giang năm 2014 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN CÔNG THUỘC TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2014 Ngô Khần*, Lê Hoàng Ninh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Quản lý chất thải rắn y tế (CTRYT) là vấn đề ưu tiên cần được quan tâm do mức độ xả thải ngày càng tăng. Tại các cơ sở y tế công lập thường duy trì hoạt động từ nguồn kinh phí nhà nước và từ công tác khám chữa bệnh với mức thu theo quy định. Chính vì vậy sẽ có không ít khó khăn trong việc đầu tư cho hoạt động quản lý chất thải y tế. Mặc dù được sự giám sát hỗ trợ từ đơn vị quản lý, tuy nhiên các bệnh viện (BV) vẫn chưa tuân thủ đầy đủ theo quy định và còn gặp nhiều khó khăn trong quản lý chất thải y tế. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ bệnh viện tuân thủ yêu cầu theo Quy chế quản lý chất thải y tế và các yếu tố khó khăn ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải rắn y tế. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang kết hợp định lượng và định tính. Nghiên cứu được thực hiện trên 6 BV, lấy mẫu bằng phương pháp chọn cụm nhiều giai đoạn. Kết quả nghiên cứu: 2/2 BV thực hiện xử lý, vận chuyển CTRYT cho các đơn vị bên ngoài chưa có giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại theo quy định. Không có BV nào đáp ứng tất cả tiêu chí về túi, thùng, nhà lưu giữ của Quy chế Quản lý chất thải y tế và 50% BV không có nhà lưu giữ chất thải (chất thải được lưu giữ tạm bợ hoặc khu vực ngoài trời). Các BV thực hiện thiêu hủy chất thải tại chỗ chưa xét nghiệm khí thải lò đốt định kỳ và 50% BV chưa có biện pháp xử lý tro xỉ. Trong quá trình quản lý, các BV còn gặp khó khăn về kinh phí, nhân lực, chưa nắm được quy trình thủ tục xin các giấy phép theo quy định và việc xử lý chất thải nguy hại chưa có phương pháp thích hợp lâu dài. Kết luận: Các BV cần rà soát bổ sung đầy đủ các thủ tục pháp lý, phân bổ nhân lực trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý cũng như tăng cường các hoạt động kiểm tra giám sát đảm bảo tuân thủ các quy định yêu cầu về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực y tế. Từ khóa: Chất thải y tế, phân loại và lưu giữ, khó khăn trong quản lý chất thải bệnh viện, bệnh viện công. ABSTRACT MANAGEMENT OF SOLID MEDICAL WASTE AT SEVERAL PUBLIC HOSPITALS IN TIEN GIANG PROVINCE IN 2014 Ngo Khan, Le Hoang Ninh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 497 - 506 Background: Management of medical waste is a priority for concern for its increasing amount. The public health facilities’ operational cost comes from governmental budget in addition to the standard service fees collected from their health care activities. Therefore, there will be difficulties for investing in medical waste management. Despite the fact that hospitals are supervised and supported by management agencies, they have not fully complied with the current regulations of health waste management and still faced difficulties in this field. Objectives: To determine the percentage of hospitals that comply with the medical waste management regulations and difficulty factors affecting the medical waste management. Methods: Combined qualitative and quantitative research design. The study was conducted on 6 hospitals selected by multistage sampling method. * Viện Y Tế Công Cộng Tp.HCM Tác giả liên lạc: ThS. Ngô Khần ĐT: 0949047661 Email: ngokhan@ihp.org.vn Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 497 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Results: Two out of 2 studied hospitals have implemented dispose of medical waste for other units, but they do not have hazardous waste management license. None of surveyed hospitals fully met all the criteria of regulation for medical waste bags, containers and storage houses as mentioned in Regulation on medical waste mangement. 50% of hospitals do not have medical waste storage houses (waste is kept in temporary places or outside). Hospitals with on-site incinerator for treating infection medical waste have not had their emissions tested regularly and 50% of hospitals have no appropriate methods to dispose incinerator’s ash. Difficulties in the management process include lack of budget, manpower, knowledge of procedure for acquiring permissions according to current regulations and do not have long term appropriate methods for hazardous waste disposal management. Conclusion: Hospitals ought to check all legal procedures, assign manpower to directly manage as well as strengthen their monitoring and supervision to ensure compliance with regulations on environmental protection in medical sec ...

Tài liệu được xem nhiều: