Danh mục

Thực trạng rác thải sinh hoạt tại khu vực kí túc xá trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 253.06 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu nhằm đánh giá được thực trạng rác thải sinh hoạt tại kí túc xá Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên về khối lượng và thành phần, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến nó, làm cơ sở đề xuất hướng và biện pháp xử lí nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống sinh viên trong kí túc xá có ý nghĩa thực tiễn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng rác thải sinh hoạt tại khu vực kí túc xá trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái NguyênTHỰC TRẠNG RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI KHU VỰC KÍ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠIHỌC NÔNG LÂM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNNguyễn Khắc Thái Sơn1, Hà Anh Tuấn2, Đàm Thị Ngọc Huyền1,Dương Thị Minh Hòa1, Hoàng Ngân Hải1, Nguyễn Đức Hùng2,Trần Thị Thanh Hương1, Lê Anh Thắng11Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên, 2Đại học Thái NguyênTÓM TẮTThực trạng rác thải sinh hoạt tại khu vực kí túc xá Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên như sau:1- Hàng năm, Nhà trường phải chi khoảng 50 triệu đồng để thu gom, vận chuyển rác thải đến nơixử lí.2- Các mùa thời tiết khác nhau thì khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt khác nhau, mùaĐông có khối lượng rác thải sinh hoạt ít nhất, chỉ là 73,75 g/ngày/người; nhưng tỉ lệ rác vô cơ lạicao nhất, chiếm 27,86%.3- Các vị trí kí túc xá khác nhau thì khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt cũng khác nhau, kítúc xá C có lượng rác thải sinh hoạt lớn nhất, tới 101,75 g/ngày/người; nhưng kí túc xá A lại có tỉlệ rác vô cơ cao nhất, chiếm 28,14 %.4- Giới tính sinh viên ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt; lượng rácthải sinh hoạt của một nam sinh là 33 g rác/ngày, tương ứng với 9,9 kg rác/năm học, trong đó có31,82 % rác vô cơ; lượng rác thải sinh hoạt của một nữ sinh là 165,2 g rác/ngày, tương ứng với49,56 kg rác/năm học, trong đó có 14,23 % rác vô cơ.Từ khóa: rác thải, kí túc xá, sinh hoạt, Trường Đại học Nông lâm, Thái NguyênĐẶT VẤN ĐỀ Trong sinh hoạt hàng ngày, con người đã đưavào môi trường một lượng rác thải khôngnhỏ, trung bình 190g rác thải/người/ngày [1],[2]. Với hơn 85 triệu người thì lượng rác thảisinh hoạt của dân cư trong cả nước là khoảng16.000 tấn/ngày. Vì vậy, nghiên cứu thựctrạng và xử lí lượng rác thải để đảm bảo antoàn cho môi trường sống hết sức cần thiết.Hiện nay, toàn quốc có khoảng 1,6 triệu sinhviên, trong số đó có khoảng 30% sống trongcác kí túc xá. Như vậy, với gần nửa triệu sinhviên thì lượng chất thải ở khu vực kí túc xá làrất lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trườngsống và học tập của sinh viên. Tuy nhiên,đến nay chưa có những nghiên cứu đầy đủvà toàn diện về chất thải sinh hoạt ở kí túcxá sinh viên.Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyênthường xuyên có khoảng 5.000 sinh viêntham gia sinh hoạt trong khu kí túc xá củaNhà trường, lượng rác thải của sinh viên là rấtnhiều nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới môitrường sống trong Trường [3]. Để có hiểu biếtđầy đủ về thực trạng khối lượng, thành phầnrác thải sinh hoạt của sinh viên ở các kí túc xátrong Nhà trường, làm cơ sở cho việc nghiêncứu các biện pháp xử lí rác thải tại chỗ, chúngtôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạngrác thải sinh hoạt tại khu vực kí túc xá TrườngĐại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên”.Nghiên cứu nhằm đánh giá được thực trạng rácthải sinh hoạt tại kí túc xá Trường Đại họcNông lâm Thái Nguyên về khối lượng và thànhphần, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến nó,làm cơ sở đề xuất hướng và biện pháp xử línhằm nâng cao chất lượng môi trường sống sinhviên trong kí túc xá có ý nghĩa thực tiễn.ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNGPHÁP NGHIÊN CỨUĐối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tập trungvào số lượng và thành phần rác thải sinh hoạttại kí túc xá sinh viên Trường Đại học Nônglâm – ĐH Thái Nguyên.Nội dung nghiên cứuNghiên cứu gồm 4 nội dung sau:Tel: 0988.717.622; Email:nkthaison@yahoo.comSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyênhttp://www.lrc-tnu.edu.vn| 134Nguyễn Khắc Thái Sơn và csTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ1- Đánh giá sơ bộ tình hình thu gom và xử lírác thải sinh hoạt trong khu vực kí túc xáTrường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên.2- Nghiên cứu ảnh hưởng của các mùa thờitiết trong năm đến khối lượng và thành phầnrác thải sinh hoạt tại khu vực kí túc xá.3- Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí kí túc xáđến khối lượng và thành phần rác thải sinhhoạt của sinh viên.4- Nghiên cứu ảnh hưởng của giới tính sinhviên đến khối lượng và thành phần rác thảisinh hoạt tại khu vực kí túc xá.Phương pháp nghiên cứuNghiên cứu sử dụng phương pháp điều tramẫu điển hình, cụ thể như sau:- Chọn ở mỗi khu vực kí túc (A, B, C) 2phòng nam và 2 phòng nữ để làm mẫu theodõi trong suốt 1 năm, tính riêng theo 4 mùa.Các phòng chọn làm mẫu theo dõi phải đảmbảo yêu cầu là có số người ở ổn định trongsuốt thời gian theo dõi.- Đặt ở mỗi phòng mẫu theo dõi 2 thùng đựngrác sinh hoạt: 1 thùng đựng rác vô cơ, 1 thùngđựng rác hữu cơ; yêu cầu sinh viên của phòngphân loại rác khi bỏ vào 2 thùng.- Phương pháp theo dõi rác hữu cơ: mùa hècân định kì 3 ngày/lần, mùa đông cân định kì5 ngày/lần- Phương pháp theo dõi rác vô cơ: cân định kì10 ngày/lần.- Tổng hợp số liệu, phân tích kết quảKẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬNThực trạng về thu gom và xử lí rác thảisinh hoạt trong khu kí túc xá Trường Đạihọc Nông lâm – ĐH Thái NguyênHiện nay, Trường Đại học Nông lâm TháiNguyên có khoảng 5.000 sinh viên cư trú tại 3khu kí túc xá (kí túc A, kí túc B ở trongTrường và kí túc C là khu ngoài cổng Trường).Rác thải của sinh viên ở kí túc xá A được tậpkết tại một bãi rác với diện tích khoảng 30 m2.Rác thải sinh hoạt của sinh viên ở kí túc xá Bđược gom lại tại 7 bể rác nhỏ được đặt rải ráctại đầu các dãy nhà [3]. Trong Trường, ngoàirác thải của 2 khu kí túc xá còn 7 thùng ráccông cộng đặt để gom rác tại Khu Hiệu bộ vànhà làm việc của các khoa.73(11): 134 - 139Trong những năm vừa qua, Trường Đại họcNông lâm Thái Nguyên đã kí hợp đồng vớiCông ti Quản lí đô thị Thái Nguyên về việc thugom, vận chuyển và xử lí rác thải của Nhàtrường. Theo đó, Công ti sẽ vào thu gom rác 2lần/tuần, sau đó vận chuyển đến bãi rác TânCương, ngoại ô TP Thái Nguyên để chôn lấp.Số liệu bảng 1 cho thấy: số tiền mà Nhàtrường phải bỏ ra để chuyển lượng rác thảisinh hoạt của sinh viên là khá lớn, khoảng gần50 triệu đồng/năm.Khối lượng, thành phần rác thải sinh hoạt tạikhu vực kí túc xá sinh viên chịu sự chi phốicủa các mùa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: