Danh mục

Thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3-4 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 171.90 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề xuất các biện pháp nhằm giải quyết những vấn đề còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển vốn từ cho trẻ ASD trẻ bao gồm: Tăng cường sử dụng trò chơi nhằm tạo hứng thú học từ mới của trẻ, cung cấp từ mới cho trẻ trong các tình huống có ý nghĩa, đàm thoại theo câu hỏi kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan để tăng cơ hội học từ mới cho trẻ,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3-4 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 163-171 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0162 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 3-4 TUỔI HỌC HÒA NHẬP Ở TRƯỜNG MẦM NON Đỗ Thị Thảo, Nguyễn Thị Dung Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Kết quả nghiên cứu trên 40 giáo viên đang dạy mầm non hòa nhập tại địa bàn Hà Nội đã chỉ ra rằng, hầu hết giáo viên có nhận thức đúng về ý nghĩa của việc phát triển vốn từ cho trẻ ASD 3-4 tuổi. Việc sử dụng các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ ASD đã đạt được những kết quả nhất định nhưng còn nhiều hạn chế và chưa có hệ thống. Báo đề xuất các biện pháp nhằm giải quyết những vấn đề còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển vốn từ cho trẻ ASD trẻ bao gồm: 1) Tăng cường sử dụng trò chơi nhằm tạo hứng thú học từ mới của trẻ; 2) Cung cấp từ mới cho trẻ trong các tình huống có ý nghĩa; 3) Đàm thoại theo câu hỏi kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan để tăng cơ hội học từ mới cho trẻ; 4) Tạo tình huống có vấn đề khi chơi/học nhằm kích thích trẻ giao tiếp; 5) Tăng cường đọc sách, thơ, kể chuyện theo tranh nhằm tạo cơ hội gia tăng vốn từ cho trẻ; 6) Tăng cường trò chuyện với trẻ trong các sinh hoạt hàng ngày; 7) Khuyến khích trẻ ASD giao tiếp, trao đổi với cô giáo và các bạn. Từ khóa: Biện pháp, hòa nhập, rối loạn phổ tự kỉ, vốn từ. 1. Mở đầu Gần một nửa số trẻ rối loạn phổ tự kỉ (Autism Spectrum Disorder- ASD) không thể sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp một cách đơn giản, kể cả những trẻ ASD chức năng cao cũng thường chậm nói [9]. Trẻ ASD không bù đắp được những thiếu hụt về các kĩ năng ngôn ngữ bằng cử chỉ điệu bộ, một số trẻ ít sử dụng các cấu trúc có âm tiết phức tạp, số khác thể hiện cách phát âm phức tạp ở mức phù hợp [10, 11]. Một số trẻ ASD không thể sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp một cách đơn giản. Một số trẻ có thể phát triển ngôn ngữ tốt và có một vốn từ vựng khá rộng, thậm chí, gần như bình thường nhưng chỉ xuất hiện ở những trẻ được chẩn đoán ở dạng nhẹ hoặc chức năng cao. Ngôn ngữ, đặc biệt là vốn từ của trẻ ASD sẽ được phát triển tích cực nếu được can thiệp sớm đúng thời điểm, đúng thời lượng, đúng phương pháp và cần đặc biệt ý đến đặc điểm vố từ, những thiếu hụt về vốn từ ở từng trẻ gặp phải . Các nghiên cứu có độ hiệu lực cao để nâng cao vốn từ và khả năng giao tiếp gồm: “Tăng lời nói tự phát ở trẻ ASD”[6], Các giờ dạy ngẫu nhiên có điều chỉnh: quy trình giúp cha mẹ trẻ tăng lời nói tự phát ở trẻ ASD” [7], “Sử dụng phương pháp dạy bắt chước lẫn nhau để tăng khả năng bắt chước điệu bộ trong giao tiếp ở trẻ ASD” [8],... Các Ngày nhận bài: 5/5/2017. Ngày nhận đăng: 13/8/2017 Liên hệ: Đỗ Thị Thảo, e-mail: thao2006trang@yahoo.com 163 Đỗ Thị Thảo, Nguyễn Thị Dung nghiên cứu ở Việt Nam cũng chỉ tập trung vào các biện pháp hay áp dụng các phương pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và giao tiếp như: “Xây dựng và sử dụng tranh ảnh hỗ trợ giao tiếp cho trẻ rối loạn tự kỉ” [3],“Đánh giá kĩ năng dạy trẻ tự kỉ giao tiếp sử dụng phương pháp PECS” [1], “Điều chỉnh hành vi ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ 3-6 tuổi dựa vào bài tập chức năng” [5],... Tuy nhiên, còn vắng bóng các nghiên cứu sâu về thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ ASD 3-4 tuổi để từ đó xây dựng các biện pháp giúp giáo viên và cha mẹ phát triển vốn từ có hiệu quả cho trẻ ASD ở trường mầm non hòa nhập. Thực tế, việc phát triển vốn từ cho trẻ ASD vẫn chưa thực sự được chú ý đặc biệt là trong môi trường hòa nhập. Do số lượng trẻ đông, giáo viên không thể chú ý tới từng trẻ, các biện pháp được sử dụng để phát triển vốn từ thường được áp dụng chung cho toàn lớp, trẻ ASD ít có cơ hội được thụ hưởng những biện pháp thực sự phù hợp với đặc điểm và khả năng của bản thân nên hạn chế rất nhiều về việc lĩnh hội vốn từ. Trong bài viết “Vốn từ của trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3-4 tuổi ở trường mầm non hòa nhập” [4], chúng tôi đã nghiên cứu lý luận và thực trạng về vốn từ, sự phát triển vốn từ của trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3-4 tuổi. Trong bài này, chúng tôi khảo sát thực trạng mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả về các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ ASD 3-4 tuổi của giáo viên và đề xuất một số biện pháp giúp phát triển vốn từ cho trẻ có hiệu quả hơn ở trường mầm non hòa nhập. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Tổ chức khảo sát - Mục đích khảo sát: Tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả về các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ ASD 3-4 tuổi của giáo viên, từ đó đề xuất một số biện pháp giúp phát triển vốn từ cho trẻ có hiệu quả hơn. - Nội dung khảo sát: Thực trạng mức độ sử dụng, mức độ hiệu quả về các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ ASD 3-4 tuổi, khó khăn mà giáo viên gặp phải khi sử dụng các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ ASD 3- 4 tuổi - Phương pháp khảo sát: (1) Điều tra phiếu: Thiết kế và sử dụng phiế ...

Tài liệu được xem nhiều: