Danh mục

Thực trạng sử dụng các khu vui chơi ngoài trời ở các trường mầm non tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 974.41 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dựa vào nền tảng cơ sở lí luận, các tác giả tiến hành nghiên cứu thực trạng sử dụng các khu vực chơi ngoài trời ở các trường mầm non tại địa phương và thảo luận một số phương hướng giúp GV mầm non phát huy tính đa dạng các khu vực chơi ngoài trời.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng sử dụng các khu vui chơi ngoài trời ở các trường mầm non tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp VJE Tạp chí Giáo dục, Số 481 (Kì 1 - 7/2020), tr 38-42 ISSN: 2354-0753 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC KHU VUI CHƠI NGOÀI TRỜIỞ CÁC TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP Lê Thị Bích Vân+, Trường Đại học Đồng Tháp Nguyễn Thị Thanh Nguyệt + Tác giả liên hệ ● Email: levan.ltbv@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 08/5/2020 Playing outdoor is one of the early childhood activities that contribute to the Accepted: 02/6/2020 goals of preschool education. In Vietnam and other countries, many authors Published: 05/7/2020 have researched and recommended guidelines to help teachers organize outdoor activities more effectively. This issue is also the concern of the Keywords authors as we want to help teachers find out the potential of games and have outdoor areas, playing more ideas for playing in outdoor areas. The results of reality show that some outdoor, outdoor activities, activities are quite new to teachers. Many teachers have never or less used outdoor games. sport games, folk games, adventure games, creative games and simulation games. Moreover, the ideas of playing in areas often go around some familiar activities. Therefore, the authors propose some games and ideas for playing in outdoor areas. Teachers at preschools should consider and consult the authors’ suggestions to promote the diversity of outdoor areas, which may enrich childrens activities.1. Mở đầu Chơi ở ngoài trời là một trong những hoạt động được quy định trong Chương trình giáo dục mầm non (Bộ GD-ĐT, 2017a), góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Trong đó, việc tổ chức và sử dụng có hiệu quả môitrường chơi đóng vai trò quan trọng (Nguyễn Bá Minh và cộng sự, 2018). Giáo trình Tổ chức hoạt động vui chơi củatrẻ ở trường mầm non cung cấp những thông tin khái quát về cách xây dựng môi trường, đặc biệt là trang bị đồ chơi(Nguyễn Thị Thanh Hà, 2006). Nhằm giúp giáo viên (GV) có thêm kho trò chơi phong phú cho giờ chơi ngoài trời,các tác giả đã đề xuất một số trò chơi và bài tập với bóng (Bùi Thị Việt, 2016), trò chơi với nước (Nguyễn Thị KimAnh, 2016). Các tác giả ngoài nước cũng cung cấp nhiều thông tin quý giá về các nội dung chơi ngoài trời (Clements,2004; Maynard, 2007) hay hướng dẫn khai thác các loại trò chơi. Dựa vào nền tảng cơ sở lí luận, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng sử dụng các khu vực chơi ngoài trời ởcác trường mầm non tại địa phương và thảo luận một số phương hướng giúp GV mầm non phát huy tính đa dạngcác khu vực chơi ngoài trời.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Cơ sở lí luận2.1.1. Phát huy tính đa dạng các khu vực chơi ngoài trời Chương trình GDMN quy định “Giờ chơi ngoài trời là khoảng thời gian dành cho việc tự do chơi của trẻ ở ngoàilớp học” (Bộ GD-ĐT, 2017a). Trẻ chơi ngoài trời tại các khu vực chơi - nơi có các vật liệu, giúp trẻ thực hiện nhữngý tưởng chơi. Hoạt động vui chơi được xem như một phương tiện giáo dục hiệu quả đối với trẻ (Chu Thị Hồng Nhung, 2014),trong đó, việc tổ chức các khu vực vui chơi ngoài trời cần phù hợp và đa dạng. Phát huy tính đa dạng của các khuvực vui chơi nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát triển thông qua việc khai thác tối ưu các trò chơi khi tổ chức hoạt độngchơi ở khu vực đó.2.1.2. Khu vực chơi Sân chơi ở trường mầm non có thể bố trí các khu vực sau: (1) Khu vực các thiết bị, đồ chơi ngoài trời có các đồchơi vận động như cầu trượt, tường leo, bập bênh, thang dây,…; (2) Khu vực chơi với cát, nước và các vật liệu thiênnhiên có thể bố trí bể vầy, hố cát, bồn nước, các dụng cụ như xô, khuôn in, chai. Các nguyên liệu như xốp, sỏi, màu,xà phòng,…; (3) Khu vườn cổ tích có cây xanh, bóng mát, các nhân vật trong truyện,…; (4) Vườn trường và khuvực góc thiên nhiên có cây xanh, cây cảnh, vườn hoa, cây leo, vườn treo, vườn rau và các dụng cụ làm vườn nhưbình tưới, ủng, dụng cụ xới đất; (5) Khu chăn nuôi các con vật gần gũi như cá cảnh, chim,…; (6) Khu bàn, ghế cócây xung quanh che mát (Nguyễn Bá Minh và cộng sự, 2018; Hoorn và cộng sự, 1993). Ngoài ra, tùy vào điều kiện,các trường có thể bố trí các khu vực khác như: khu phát triển vận động tinh, khu chơi đóng vai, hồ bơi, sân bóng. 38 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 481 (Kì 1 - 7/2020), tr 38-42 ISSN: 2354-07532.1.3. T ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: