Danh mục

Thực trạng sử dụng nghiệp vụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 639.82 KB      Lượt xem: 45      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Thực trạng sử dụng nghiệp vụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam" tìm hiểu về: các công cụ phái sinh trên thị trường tài chính; giao dịch phái sinh ở một số NHTM Việt Nam; một số giải pháp phát triển giao dịch phái sinh tại các NHTM Việt Nam;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng sử dụng nghiệp vụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ PHÁI SINH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NCS. Nguyễn Thị Vân Nga Trường Đại học Thăng Long Tóm tắt: Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải tự hoàn thiện và phát triển lên các tầm cao mới. Các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng trong xu thế chung đó. Hiện nay các ngân hàng có cung cấp rất nhiều các dịch vụ, sản phẩm cho khách hàng bên cạnh những nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ thanh toán quốc tế như dịch vụ thẻ, dịch vụ bảo lãnh, sản phẩm tiền tệ, sản phẩm phái sinh tiền tệ, phái sinh lãi suất… để thỏa mãn nhu cầu của chính bản thân ngân hàng và của khách hàng. Đặc biệt về các sản phẩm phái sinh tiền tệ và phái sinh lãi suất là những sản phẩm tài chính không những giúp các doanh nghiệp phòng ngừa được các rủi ro tài chính mà còn có thể là các công cụ kinh doanh kiếm lời cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên kim ngạch sử dụng các công cụ này tài các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay còn ít và hiệu quả chưa cao. Do đó rất cần có sự nghiên cứu kỹ về các sản phẩm phái sinh này để đưa ra những giải pháp giúp phát triển các giao dịch phái sinh ở mức độ cao hơn. Từ khóa: công cụ phái sinh, giao dịch phái sinh, ngân hàng thương mại 1. Mở đầu Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải tự hoàn thiện và phát triển lên các tầm cao mới. Các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng trong xu thế chung đó. Hiện nay các ngân hàng có cung cấp rất nhiều các dịch vụ, sản phẩm cho khách hàng bên cạnh những nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ thanh toán quốc tế như dịch vụ thẻ, dịch vụ bảo lãnh, sản phẩm tiền tệ, sản phẩm phái sinh tiền tệ, phái sinh lãi suất… để thỏa mãn nhu cầu của chính bản thân ngân hàng và của khách hàng. Đặc biệt về các sản phẩm phái sinh tiền tệ và phái sinh lãi suất là những sản phẩm tài chính không những giúp các doanh nghiệp phòng ngừa được các rủi ro tài chính mà còn có thể là các công cụ kinh doanh kiếm lời cho các doanh nghiệp. 2. Các công cụ phái sinh trên thị trường tài chính Các nghiệp vụ phái sinh là sản phẩm tất yếu của thị trường tài chính hiện đại. Đó thực chất là các hợp đồng tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào một hợp đồng mua bán cơ sở. Các nghiệp vụ tài chính phái sinh bao gồm: giao dịch kỳ hạn (Forwards), tương lai (Futures), quyền chọn (Options) và hoán đổi (Swaps). Trong đó, giao dịch kỳ hạn, hoán đổi chỉ được thực hiện trên thị trường OTC (thị trường phi tập trung); giao dịch tương lai được thực hiện trên thị trường tập trung; còn giao dịch quyền chọn có thể thực hiện trên cả hai thị trường. a. Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là một công cụ tài chính cho phép người mua hợp đồng có quyền mua hoặc bán một đồng tiền này với một đồng tiền khác tại tỷ giá cố định đã được thỏa thuận trước tại một thời gian nhất định trong tương lai[2]. Vì người mua có quyền thực hiện hợp đồng theo hướng có lợi cho người mua quyền chọn nên họ phải trả một mức phí nhất định cho quyền chọn của mình. Hiện nay có hai loại quyền chọn nếu phân theo thời gian thực hiện quyền: Quyền chọn kiểu Mỹ và quyền chọn kiểu Châu Âu. Với quyền chọn kiểu Mỹ là loại quyền chọn có thể thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trước khi đáo hạn hợp đồng. Còn quyền chọn kiểu Châu Âu thì chỉ có thể thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn chứ không được thực hiện trước ngày đó. 433 Như vậy nếu doanh nghiệp sử dụng quyền chọn với mục đích là quản trị rủi ro tỷ giá thì vừa giúp doanh nghiệp kiểm soát được tổn thất ở mức mong muốn vừa tạo ra được cơ hội kinh doanh kiếm lời nếu như tỷ giá biến động không thuận lợi. Ví dụ như tình huống sau: Giả định rằng doanh nghiệp đang có nhu cầu mua một quyền chọn bán 100000 EUR, với phí quyền chọn là 0,02USD/1 EUR. Tỷ giá thực hiện trong hợp đồng là 1,2302. Π(USD) 1,220 1,2302 1,2402 P 0 Π>0 Π>0 Khi tỷ giá trên thị trường P Lãi ròng của công ty X chỉ dương khi mà Libor6,5% Lãi ròng của X và Y bị phụ thuộc vào sự biến động Libor. Hai doanh nghiệp này thực hiện hoán đổi lãi suất với BIDV. Khi đó X cho BIDV vay theo Libor và trả cho BIDV lãi suất cố định a%. Công ty Y đi vay BIDV theo lãi suất Libor và nhận được từ BIDV lãi suất cố định b%. Lãi suất ròng của công ty X sau khi hoán đổi lãi suất với BIDV là: 24,5%- Libor+Libor-a%= 24,5%-a% (Điều kiện: 0 c. Hợp đồng kỳ hạn (Forward contract) là hợp đồng giữa hai bên người mua và người bán, để mua hoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai (forward date) với giá đã thoả thuận ngày hôm nay (forward price). Tài sản ở đây có thể là bất kỳ thứ hàng hoá nào như nông sản, các đồng tiền, các loại chứng khoán. Người ta có thể sử dụng hợp đồng kỳ hạn để đầu cơ giá cả trong tương lai, nhưng thường thì mục đích của hợp đồng là để tránh việc tài sản bị tác động của rủi ro về giá cả hay lãi suất trong tương lai (hedging) .Bên tham gia hợp đồng kỳ hạn bao gồm: Long position: bên mua Short position: bên bán Nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn đó là: Thứ nhất: Rủi ro tín dụng hay rủi ro không có khả năng chi trả của hợp đồng Thứ hai: Giá trị của hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao nhận vào ngày đáo hạn của hợp đồng, không có khoản chi trả nào được thực hiện/ đặt cọc vào ngày ký kết hoặc trong thời gian của hợp đồng. Do vậy, bản thân những hợp đồng kỳ hạn có chứa nhiều rủi ro nhất trong các công cụ phái sinh. d. Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia về việc mua ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: