Danh mục

Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ ở Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 343.33 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong xu thế đổi mới PPDH hiện nay ở bậc phổ thông và đại học, một trong các phương pháp được đánh giá cao và sử dụng rộng rãi là PPDH theo nhóm nhỏ. Dạy học theo nhóm nhỏ không phải là PPDH mới, tuy nhiên, với tinh thần đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa và cá biệt hóa hoạt động nhận thức của người học thì trong những năm gần đây, việc sử dụng phương pháp này đang được đẩy mạnh trong giảng dạy ở các trường học. Vấn đề sử dụng PPDH theo nhóm nhỏ đã được tiến hành như thế nào, đặc biệt tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM), việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ trên lớp (DHTNNTL) đúng quy cách hay chưa và hiệu quả của nó ra sao? Cùng tham khảo bài viết sau đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ ở Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chế Dạ Thảo (SV năm 4, Khoa Tâm lí - Giáo dục) GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Huyền 1. Đặt vấn đề 1.1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, việc dạy học quan trọng không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn phải trang bị cho học sinh kĩ năng tự thu nhận kiến thức, các kĩ năng thực hành, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm… Để hình thành kĩ năng cho học sinh, trong dạy học, giáo viên phải tạo điều kiện để học sinh luyện tập thường xuyên các thao tác, hành động, đồng thời khơi gợi ý thức tự rèn luyện ở bản thân học sinh... Muốn đạt được các mục tiêu này, một trong những biện pháp đó là sử dụng các phương pháp dạy học (PPDH) tích cực. Giáo viên muốn sử dụng thành thạo các PPDH tích cực và đạt hiệu quả thì phải được trang bị và tiếp xúc thường xuyên với các PPDH tích cực ngay từ khi được đào tạo tại các trường sư phạm. Trong xu thế đổi mới PPDH hiện nay ở bậc phổ thông và đại học, một trong các phương pháp được đánh giá cao và sử dụng rộng rãi là PPDH theo nhóm nhỏ. Dạy học theo nhóm nhỏ không phải là PPDH mới, tuy nhiên, với tinh thần đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa và cá biệt hóa hoạt động nhận thức của người học thì trong những năm gần đây, việc sử dụng phương pháp này đang được đẩy mạnh trong giảng dạy ở các trường học. Vấn đề sử dụng PPDH theo nhóm nhỏ đã được tiến hành như thế nào, đặc biệt tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM), việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ trên lớp (DHTNNTL) đúng quy cách hay chưa và hiệu quả của nó ra sao? Xuất phát từ những lí do trên, đề tài: “Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ trên lớp ở Trường ĐHSP TPHCM” được thực hiện. 1.2. Mục đích, đối tượng, khách thể, phương pháp nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Khảo sát thực trạng sử dụng phương pháp DHTNNTL ở trường ĐHSP TPHCM, từ đó đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả của DHTNNTL ở trường ĐHSP TPHCM. - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng sử dụng phương pháp DHTNNTL ở Trường ĐHSP TPHCM. - Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học ở đại học. - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu, điều tra bằng bảng câu hỏi, phương pháp thống kê toán học, phỏng vấn. 146 Năm học 2011 - 2012 2. Kết quả nghiên cứu Đề tài khảo sát 208 sinh viên (SV) năm thứ 2 và 3 thuộc 4 khối ngành và 48 giảng viên (GV) của Trường ĐHSP TPHCM. 2.1. Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ trên lớp PPDH theo nhóm nhỏ được rất nhiều nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm và tìm hiểu, tuy nhiên tên gọi và định nghĩa của phương pháp này lại chưa thực sự thống nhất. Sau khi tham khảo nhiều khái niệm và quan điểm của các nhà nghiên cứu trên thế giới lẫn Việt Nam, đề tài sử dụng thuật ngữ phương pháp DHTNNTL với nội hàm như sau: DHTNNTL là một PPDH, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ dưới 10 thành viên, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc tại lớp học. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Theo hai tác giả Trần Thị Hương, Nguyễn Thị Bích Hạnh [3], tiến trình DHTNNTL có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản: Giai đoạn 1: Thành lập nhóm và chuyển giao nhiệm. Giai đoạn 2: Làm việc nhóm. Giai đoạn 3: Trình bày và đánh giá kết quả. 2.2. Thực trạng sử dụng phương pháp DHTNNTL ở Trường ĐHSP TPHCM 2.2.1. Thực trạng mức độ sử dụng các PPDH ở Trường ĐHSP TPHCM Bảng 1. Mức độ sử dụng các PPDH trong quá trình dạy học ở Trường ĐHSP TPHCM Giảng viên Sinh viên ST Phương pháp Mức Thứ Mức Thứ T ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC độ hạng độ hạng 1 Diễn giảng 3.95 0.65 TX 1 3.94 0.63 TX 1 2 Nêu vấn đề 3.52 0.74 TX 3 3.39 0.91 TT 2 3 Vấn đáp 2.83 0.95 TT 6 2.88 1.06 TT 6 4 Trực quan 3.04 0.94 TT 4 2.98 0.95 TT 5 5 Luyện tập 3.70 0.58 TX 2 3.03 0.93 TT 4 6 DHTNNTL 2.93 0.97 TT 5 3.19 1.07 TT 3 Dạy học theo 7 2.29 1.16 IK 7 2.49 1.26 IK 7 dự án (TX: Thường xuyên, TT: Thỉnh thoảng, IK: Ít khi) Để nghiên cứu thực trạng mức độ sử dụng các PPDH ở Trường ĐHSP TPHCM, có 7 phương pháp phổ biến ở bậc đ ...

Tài liệu được xem nhiều: