Danh mục

Thực trạng sử dụng thức ăn nhanh của trẻ mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 649.92 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích thực trạng sử dụng thức ăn nhanh (TAN) của trẻ mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) từ kết quả nghiên cứu trên 240 trẻ mẫu giáo, 168 phụ huynh và 122 giáo viên, khảo sát trên 10 trường mầm non tại TPHCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức của phụ huynh về tác động của TAN đối với cơ thể trẻ là bình thường chiếm 51,19% số ý kiến thu được.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng sử dụng thức ăn nhanh của trẻ mầm non tại thành phố Hồ Chí MinhKỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THỨC ĂN NHANH CỦA TRẺ MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Thị Huyền Chang, Nguyễn Thị Kim Ngọc, Nguyễn Thị Như Thảo (Sinh viên năm 3, Khoa Giáo dục Mầm non) GVHD: ThS Đào Thị Minh Tâm TÓM TẮT Bài viết phân tích thực trạng sử dụng thức ăn nhanh (TAN) của trẻ mầm non tạiThành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) từ kết quả nghiên cứu trên 240 trẻ mẫu giáo, 168 phụhuynh và 122 giáo viên, khảo sát trên 10 trường mầm non tại TPHCM. Kết quả nghiên cứucho thấy nhận thức của phụ huynh về tác động của TAN đối với cơ thể trẻ là bình thườngchiếm 51,19% số ý kiến thu được. Qua khảo sát giáo viên một số trường có sử dụng TANcho trẻ chiếm 56%. Trong khi TAN gây ra nhiều tác hại đối với cơ thể như: béo phì, timmạch, tiểu đường, thiếu chất dinh dưỡng và các bệnh về đường tiêu hóa… Từ những nhậnđịnh thiếu chính xác về tác hại của TAN này có thể dẫn đến sự gia tăng mức độ sử dụngTAN, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ em. Từ khóa: thức ăn nhanh, tác hại, trẻ mầm non, phụ huynh trẻ mầm non, mức độ sửdụng.1. Về thực trạng sử dụng thức ăn nhanh cho trẻ mầm non tại Thành phố Hồ ChíMinh TAN hiện nay được sử dụng rộng rãi trên nhiều đối tượng, đặc biệt là trẻ mầmnon. Đứng trước những tiện ích đến từ TAN, mọi người dường như quên mất hoặckhông để ý rằng chúng vẫn ẩn chứa những tác hại tiềm tàng. TAN có thể gây ra các bệnh như: béo phì, tim mạch, tiểu đường, thiếu các chấtdinh dưỡng và các bệnh về đường tiêu hóa, tổn thương gan, gây nghiện thực phẩm, hensuyễn, giảm trí thông minh, các bệnh về xương khớp và một phát hiện mới đây đó là cóthể gây vô sinh ở nam giới. Vì vậy, việc nhận thức về TAN và giúp hạn chế sử dụngchúng là một vấn đề vô cùng cấp thiết. Do mọi người vẫn còn rất thờ ơ với tác hại màTAN gây ra, không những người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng được người lớn cho sửdụng rất nhiều. Trên cơ sở xác định thực trạng sử dụng TAN của trẻ mầm non tại TPHCM, chúngtôi đề xuất một số ý kiến điều chỉnh việc ăn uống của trẻ mầm non một cách khoa họcvà hợp lí nhằm giúp trẻ phát triển tốt.176 Năm học 2016 - 20172. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng khảo sát - 240 trẻ lứa tuổi mẫu giáo (47 trẻ béo phì, 193 trẻ bình thường) tại một số trườngmầm non trên địa bàn TPHCM. - 168 Phụ huynh trẻ mầm non. - 122 Giáo viên mầm non. 2.2. Địa bàn khảo sát Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng tại các trường mầm non tại TPHCM sau: - Trường Mầm non Hoa Mai, Quận 3; - Trường Mầm non 9, Quận 3; - Trường Mầm non 12, Quận 3; - Trường Mầm non Nam Sài Gòn, Quận 7; - Trường Mầm non Hoàng Yến, quận Gò Vấp; - Trường Mầm non Hồng Nhung, quận Gò Vấp; - Trường Mầm non 13, quận Tân Bình; - Trường Mầm non 11, quận Tân Bình; - Trường Mầm non Họa Mi 2, Quận 5; - Trường Mầm non Họa Mi 3, Quận 5. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Để nắm được thực trạng sử dụng TAN của trẻ mầm non tại TPHCM, chúng tôi sửdụng các phương pháp: phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi, phương pháp quan sát,phương pháp phỏng vấn và phương pháp thống kê số liệu. 2.4. Quy trình nghiên cứu Bước 1: Được sự giới thiệu của Trường Đại học Sư phạm TPHCM, chúng tôi đếncác trường mầm non tiến hành khảo sát giáo viên, phụ huynh và phỏng vấn trẻ bằng hệthống câu hỏi mà chúng tôi đưa ra. Bước 2: Sau khi có được kết quả khảo sát, chúng tôi tiến hành thống kê, so sánh,phân tích số liệu, lập biểu đồ để có được kết quả khảo sát. Bước 3: Từ kết quả có được chúng tôi đưa ra một số ý kiến, kiến nghị sư phạm.3. Kết quả nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mức độ yêu thích của trẻ mầm non đối với thức ăn nhanh Theo kết quả nghiên cứu từ việc phỏng vấn 240 trẻ, chúng tôi nhận được kết quảlà 235 trẻ thích ăn TAN, chiếm tỉ lệ 97.92 % trên tổng số trẻ và 5 trẻ không thích sửdụng TAN chiếm tỉ lệ rất nhỏ: 2.08 %. Bảng 1. Thực trạng ý kiến của trẻ đối với TAN STT Ý kiến của trẻ đối với TAN Số lượng (n=240) Tỉ lệ (%) 1 Thích ăn TAN 235 97.92 2 Không thích TAN 5 2.08 177Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Theo kết quả từ phiếu hỏi phụ huynh thì trên 168 phụ huynh mà chúng tôi làmkhảo sát, có 3 phụ huynh cho biết không thích TAN chiếm tỉ lệ 1.79%, và 165 phụhuynh nói rằng thí ...

Tài liệu được xem nhiều: