Danh mục

Thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3-4 tuổi

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 989.36 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc sử dụng các trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK là rất cần thiết. Bài viết này nghiên cứu về thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3-4 tuổi tại 2 trung tâm can thiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3-4 tuổiJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0228Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 92-101This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG BẮT CHƯỚC CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 3 - 4 TUỔI Phạm Thị Hải Yến Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) là rối loạn phát triển với những khiếm khuyết phức tạp thể hiện ở lĩnh vực tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và tư duy dập khuôn. Trẻ RLPTK do thiếu hụt về giao tiếp và tương tác xã hội nên trẻ cũng thể hiện những thiếu hụt kĩ năng bắt chước trong tương tác và giao tiếp. Việc sử dụng các trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK là rất cần thiết. Bài báo này nghiên cứu về thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3 - 4 tuổi tại 2 trung tâm can thiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ khóa: Rối loạn phổ tự kỉ, kĩ năng bắt chước, trò chơi.1. Mở đầu Bắt chước đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhận thức, hành vi giao tiếp xã hội, đờisống cũng như các quan hệ cá nhân trong xã hội. Thông qua bắt chước con người có thể học tậpcác hành động, cách ứng xử, hành vi, ngôn ngữ, sự tập trung chú ý (chú ý có trước bắt chước), sựluân phiên, cách chơi,.... từ những người khác. Trẻ RLPTK có khiếm khuyết đặc trưng là kĩ năngbắt chước. Những khiếm khuyết thể hiện ở những nhiệm vụ khác nhau như chuyển động của cơ thểmang tính biểu tượng và không biểu tượng, biểu tượng và chức năng sử dụng đồ vật, sự thể hiệncủa nét mặt, điệu bộ cử chỉ [8]. Thiếu hụt khả năng bắt chước ảnh hưởng lớn đến quá trình học tậpngôn ngữ và phát triển của trẻ RLPTK cũng như hòa nhập cộng đồng. Với trẻ mầm non, chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, tạo cơ hội cho sự tương tác và giao tiếpxã hội với bạn cùng trang lứa, làm gia tăng khả năng học tập một cách tự nhiên trong môi trườnghòa nhập, tạo nền tảng cho sự phát triển các kĩ năng. Chơi là một phương tiện trung gian nhằmgiúp trẻ phát triển kĩ năng như tập trung chú ý, quan sát, lắng nghe, bắt chước, luân phiên,... Hoạtđộng chơi cũng hỗ trợ sự phát triển của ngôn ngữ, kĩ năng vận động, tương tác xã hội và hiểu biếtcũng như kĩ năng giao tiếp với người khác. Nhiều công trình nghiên cứu về trò chơi trên thế giới tập trung vào nghiên cứu về lí luận sửdụng trò chơi vào việc giáo dục cho trẻ RLPTK như: Jannik Beyer & Lone Gammeltoft [5], LoneGammeltoft & Marianne SollokNordenhof [6], Julia Moor [7],... Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về cách thức, biện pháp sử dụng các trò chơi đểgiáo dục trẻ khuyết tật như Bùi Thị Lâm (2011) [1], Trần Thị Minh Thành (2013) [3], NguyễnNgày nhận bài: 25/7/2015. Ngày nhận đăng: 7/9/2015.Tác giả liên lạc: Phạm Thị Hải Yến, địa chỉ e-mail: yenphamhai12@gmail.com92 Thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3 - 4 tuổiMinh Phượng (2015) [2],. . . . Các nghiên cứu trên chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu trò chơi học tập,tổ chức, hướng dẫn cách chơi cho trẻ khiếm thính, trẻ khuyết tật trí tuệ. Việc nghiên cứu sử dụngtrò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK rất cần thiết nhưng hầu như chưa cócông trình nào nghiên cứu về lĩnh vực này ở Việt Nam. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứuvề Thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3 - 4 tuổi tại 2trung tâm can thiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Những vấn đề chung về tổ chức khảo sát Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chướccho trẻ RLPTK 3 - 4 tuổi. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra, quan sát, phỏng vấn sâu các giáo viên vềvai trò của dạy kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3 - 4 tuổi, việc sử dụng trò chơi nhằm phát triểnkĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK và biện pháp sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chướccho trẻ RLPTK. Nội dung khảo sát bao gồm: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc dạy kĩ năng bắtchước cho trẻ RLPTK và việc sử dụng trò chơi phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3 -4 tuổi; các nguồn trò chơi để phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK; cơ sở trò chơi để pháttriển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK; mức độ kĩ năng bắt chước cũng như việc sử dụng trò chơiđể phát triển kĩ năng bắt chước của trẻ RLPTK; những khó khăn khi tổ chức trò chơi để phát triểnkĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK. Thời gian khảo sát: Từ tháng 1 - 4 năm 2015. Khách thể khảo sát: Khảo sát thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chướccho trẻ RLPTK 3 - 4 tuổi. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: