Thực trạng tiếp cận thông tin đất đai của người dân tại thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 952.13 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Thực trạng tiếp cận thông tin đất đai của người dân tại thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị trình bày đánh giá tình hình công khai thông tin đất đai về thủ tục hành chính và nghĩa vụ tài chính; Tìm hiểu thực trạng tiếp cận thông tin đất đai của hộ gia đình, từ đó cung cấp các đề xuất để việc tiếp cận thông tin đất đai hiệu quả hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng tiếp cận thông tin đất đai của người dân tại thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; pISSN: 2588-1191; eISSN: 2615-9708 Tập 129, Số 3D, 2020, Tr. 21–32; 10.26459/hueuni-jard.v129i3D.5718 THỰC TRẠNG TIẾP CẬN THÔNG TIN ĐẤT ĐAI CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THỊ TRẤN ÁI TỬ, HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ Lê Ngọc Phương Quý1*, Nguyễn Quang Tân2, Nguyễn Tiến Nhật1, Lê Anh Đức3 1Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam 2 Khoa Quốc Tế, Đại học Huế, 1 Điện Biên Phủ, Huế, Việt Nam 3 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Triệu Phong, T.T. Ái Tử, Triệu Phong, Quảng Trị, Việt Nam Tóm tắt. Tiếp cận thông tin về đất đai đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài nguyên đất, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có nhiều cạnh tranh về tài nguyên đất do quá trình đô thị hóa nhanh chóng hiện nay. Nghiên cứu này được thực hiện tại thị trấn Ái Tử, Triệu Phong, Quảng Trị để tìm hiểu thực trạng tiếp cận thông tin đất đai của người dân và đề xuất giải pháp hướng tới quản lý đất đai hiệu quả. Nghiên cứu kết hợp phương pháp quan sát trực tiếp, thu thập số liệu thứ cấp và phỏng vấn 45 hộ đã làm thủ tục hành chính về chuyển nhượng và tặng, cho đất đai và phỏng vấn sâu cán bộ chuyên môn. Kết quả cho thấy người dân tiếp cận các thông tin về đất đai thông qua thông tin tại bảng niêm yết tại trụ sở thị trấn và thông tin trực tuyến từ cổng thông tin điện tử của huyện. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận thông tin của người dân là hạn chế: 66,7% số hộ chưa từng đọc thông tin tại bảng niêm yết và 73,3% chưa từng biết đến cổng thông tin điện tử đối với thủ tục hành chính. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số vấn đề khó khăn trong tiếp cận thông tin về đất đai của nông hộ, từ đó đưa ra các khuyến nghị cho cả chính quyền và người dân địa phương. Từ khoá: quản lý đất đai, thị trấn Ái Tử, thông tin trực tuyến, tiếp cận thông tin 1 Đặt vấn đề Mitchell từng đề cập “Đất đai là thứ duy nhất trên thế giới đáng để làm việc, đáng để chiến đấu và đáng để hy sinh vì nó là thứ duy nhất tồn tại” [1]. Nó ngụ ý rằng đất đai đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của một đất nước [2]. Với 33,1 triệu ha đất tự nhiên, trong đó có 26,2 triệu ha đất nông nghiệp (trong đó có 13,2 triệu ha đất lâm nghiệp bảo vệ và sử dụng đặc biệt), Việt Nam có một tài nguyên đất đáng kể, đóng một vai trò quan trọng trong nông nghiệp. Nguồn tài nguyên đất này là sinh kế chính của 70% dân số và 60% lực lượng lao động [3]. Do đó, việc sử dụng đất đai hợp lý và quản lý thông tin đất đai có vai trò quan trọng trong việc tối đa hóa những lợi ích tiềm năng của sự phát triển kinh tế xã hội thành công và bền vững [4]. Thông tin chính xác và dễ tiếp cận là điều kiện cần thiết cho sự phát triển nông thôn và thành thị một cách bền vững để góp phần xóa đói giảm nghèo [5]. Theo đó, thông tin đất đai bao gồm các kết quả đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp * Liên hệ: lengocphuongquy@huaf.edu.vn Nhận bài: 19-3-2020; Hoàn thành phản biện: 14-4-2020; Ngày nhận đăng: 20-4-2020 Lê Ngọc Phương Quý và CS. Tập 129, Số 3D, 2020 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thống kê, kiểm kê đất đai; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất và bản đồ giá đất và các thông tin, dữ liệu khác liên quan đến điều tra cơ bản về đất đai [6]. Tại Việt Nam, Luật Đất đai năm 2013 quy định rõ về vấn đề công khai thông tin đất đai nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin một cách rõ ràng hơn và nội dung được công khai cũng đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu của người dân [7]. Tiếp cận thông tin đất đai là rất quan trọng đối với hộ nông dân, đặc biệt là những người trong nhóm dễ bị tổn thương, đang sử dụng sản xuất nông nghiệp như là nguồn sinh kế chính của họ [8]. Theo Ngô Thạch Thảo Ly và cs., quyền tiếp cận đất đai bao gồm quyền được sử dụng đất một cách ổn định; quyền được bồi thường thỏa đáng khi người khác gây thiệt hại đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình; quyền được tiếp cận thông tin liên quan đến đai (như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương) [9]. Ở một góc độ lớn hơn, mức độ tiếp cận thông tin về đất đai là thước đo minh bạch trong quản lý đất đai, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có nhiều nhu cầu cạnh tranh về tài nguyên đất do quá trình đô thị hóa đang phát triển nhanh chóng hiện nay [6]. Trong thời gian gần đây, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành một số quy định về chính sách công bố thông tin và đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm tăng cường tiếp cận thông tin cho công chúng, giảm quan liêu và tham nhũng [10–14]. Theo Báo cáo tổng hợp công khai thông tin quản lý đất đai ở Việt Nam 2014, nhiều địa phương đã đăng tải đầy đủ các thủ tục hành chính trên hai hệ thống cung cấp thông tin đất đai chính bao gồm: cung cấp thông tin trực tuyến và cung cấp thông tin tại trụ sở làm việc [15]. Tuy nhiên, có nhiều câu hỏi được đặt ra bao gồm: Có cần thiết phải tập trung công khai cả hai kênh hay không? Cơ chế nào để đánh giá hiệu quả? Người dân đánh giá như thế nào về mức độ tiếp cận thông tin? Thực tế cho thấy có rất ít các nghiên cứu được thực hiện để trả lời câu hỏi đó. Triệu Phong là một huyện nằm phía Đông Nam tỉnh Quảng Trị gồm có 1 thị trấn và 18 xã trực thuộc. Trong đó, thị trấn Ái Tử l ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng tiếp cận thông tin đất đai của người dân tại thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; pISSN: 2588-1191; eISSN: 2615-9708 Tập 129, Số 3D, 2020, Tr. 21–32; 10.26459/hueuni-jard.v129i3D.5718 THỰC TRẠNG TIẾP CẬN THÔNG TIN ĐẤT ĐAI CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THỊ TRẤN ÁI TỬ, HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ Lê Ngọc Phương Quý1*, Nguyễn Quang Tân2, Nguyễn Tiến Nhật1, Lê Anh Đức3 1Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam 2 Khoa Quốc Tế, Đại học Huế, 1 Điện Biên Phủ, Huế, Việt Nam 3 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Triệu Phong, T.T. Ái Tử, Triệu Phong, Quảng Trị, Việt Nam Tóm tắt. Tiếp cận thông tin về đất đai đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài nguyên đất, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có nhiều cạnh tranh về tài nguyên đất do quá trình đô thị hóa nhanh chóng hiện nay. Nghiên cứu này được thực hiện tại thị trấn Ái Tử, Triệu Phong, Quảng Trị để tìm hiểu thực trạng tiếp cận thông tin đất đai của người dân và đề xuất giải pháp hướng tới quản lý đất đai hiệu quả. Nghiên cứu kết hợp phương pháp quan sát trực tiếp, thu thập số liệu thứ cấp và phỏng vấn 45 hộ đã làm thủ tục hành chính về chuyển nhượng và tặng, cho đất đai và phỏng vấn sâu cán bộ chuyên môn. Kết quả cho thấy người dân tiếp cận các thông tin về đất đai thông qua thông tin tại bảng niêm yết tại trụ sở thị trấn và thông tin trực tuyến từ cổng thông tin điện tử của huyện. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận thông tin của người dân là hạn chế: 66,7% số hộ chưa từng đọc thông tin tại bảng niêm yết và 73,3% chưa từng biết đến cổng thông tin điện tử đối với thủ tục hành chính. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số vấn đề khó khăn trong tiếp cận thông tin về đất đai của nông hộ, từ đó đưa ra các khuyến nghị cho cả chính quyền và người dân địa phương. Từ khoá: quản lý đất đai, thị trấn Ái Tử, thông tin trực tuyến, tiếp cận thông tin 1 Đặt vấn đề Mitchell từng đề cập “Đất đai là thứ duy nhất trên thế giới đáng để làm việc, đáng để chiến đấu và đáng để hy sinh vì nó là thứ duy nhất tồn tại” [1]. Nó ngụ ý rằng đất đai đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của một đất nước [2]. Với 33,1 triệu ha đất tự nhiên, trong đó có 26,2 triệu ha đất nông nghiệp (trong đó có 13,2 triệu ha đất lâm nghiệp bảo vệ và sử dụng đặc biệt), Việt Nam có một tài nguyên đất đáng kể, đóng một vai trò quan trọng trong nông nghiệp. Nguồn tài nguyên đất này là sinh kế chính của 70% dân số và 60% lực lượng lao động [3]. Do đó, việc sử dụng đất đai hợp lý và quản lý thông tin đất đai có vai trò quan trọng trong việc tối đa hóa những lợi ích tiềm năng của sự phát triển kinh tế xã hội thành công và bền vững [4]. Thông tin chính xác và dễ tiếp cận là điều kiện cần thiết cho sự phát triển nông thôn và thành thị một cách bền vững để góp phần xóa đói giảm nghèo [5]. Theo đó, thông tin đất đai bao gồm các kết quả đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp * Liên hệ: lengocphuongquy@huaf.edu.vn Nhận bài: 19-3-2020; Hoàn thành phản biện: 14-4-2020; Ngày nhận đăng: 20-4-2020 Lê Ngọc Phương Quý và CS. Tập 129, Số 3D, 2020 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thống kê, kiểm kê đất đai; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất và bản đồ giá đất và các thông tin, dữ liệu khác liên quan đến điều tra cơ bản về đất đai [6]. Tại Việt Nam, Luật Đất đai năm 2013 quy định rõ về vấn đề công khai thông tin đất đai nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin một cách rõ ràng hơn và nội dung được công khai cũng đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu của người dân [7]. Tiếp cận thông tin đất đai là rất quan trọng đối với hộ nông dân, đặc biệt là những người trong nhóm dễ bị tổn thương, đang sử dụng sản xuất nông nghiệp như là nguồn sinh kế chính của họ [8]. Theo Ngô Thạch Thảo Ly và cs., quyền tiếp cận đất đai bao gồm quyền được sử dụng đất một cách ổn định; quyền được bồi thường thỏa đáng khi người khác gây thiệt hại đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình; quyền được tiếp cận thông tin liên quan đến đai (như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương) [9]. Ở một góc độ lớn hơn, mức độ tiếp cận thông tin về đất đai là thước đo minh bạch trong quản lý đất đai, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có nhiều nhu cầu cạnh tranh về tài nguyên đất do quá trình đô thị hóa đang phát triển nhanh chóng hiện nay [6]. Trong thời gian gần đây, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành một số quy định về chính sách công bố thông tin và đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm tăng cường tiếp cận thông tin cho công chúng, giảm quan liêu và tham nhũng [10–14]. Theo Báo cáo tổng hợp công khai thông tin quản lý đất đai ở Việt Nam 2014, nhiều địa phương đã đăng tải đầy đủ các thủ tục hành chính trên hai hệ thống cung cấp thông tin đất đai chính bao gồm: cung cấp thông tin trực tuyến và cung cấp thông tin tại trụ sở làm việc [15]. Tuy nhiên, có nhiều câu hỏi được đặt ra bao gồm: Có cần thiết phải tập trung công khai cả hai kênh hay không? Cơ chế nào để đánh giá hiệu quả? Người dân đánh giá như thế nào về mức độ tiếp cận thông tin? Thực tế cho thấy có rất ít các nghiên cứu được thực hiện để trả lời câu hỏi đó. Triệu Phong là một huyện nằm phía Đông Nam tỉnh Quảng Trị gồm có 1 thị trấn và 18 xã trực thuộc. Trong đó, thị trấn Ái Tử l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản lý đất đai Quản lý tài nguyên đất Nguồn tài nguyên đất Quản lý thông tin đất đai Luật Đất đaiGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 381 0 0
-
Cẩm nang các tình huống pháp lý, chiêu trò và mưu kế trong mua bán đất (Tái bản): Phần 2
93 trang 293 8 0 -
Ứng dụng mô hình hệ hỗ trợ ra quyết định trên nhóm vào quản lý tài nguyên đất
6 trang 187 0 0 -
10 trang 181 0 0
-
11 trang 171 0 0
-
Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND
7 trang 130 0 0 -
Tìm hiểu về pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử: Phần 2
286 trang 129 0 0 -
Quy định pháp luật về giá đất đối với việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam
14 trang 124 0 0 -
Quyết định số 26/2012/QĐ-UBND
2 trang 121 0 0 -
Nghị quyết số 96/2012/NQ- HĐND
5 trang 120 0 0