Danh mục

Thực trạng ứng dụng công nghệ số trên thị trường chứng khoán và một số kiến nghị

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 916.25 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ là tất yếu mà các doanh nghiệp phải thay đổi để theo kịp xu hướng chung nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển trên thị trường. Đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ số là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thị trường chứng khoán. Bài viết này trình bày thực trạng ứng dụng công nghệ số trên thị trường chứng khoán hiện nay và đề xuất một số khuyến nghị nhằm khắc phục những khó khăn và hạn chế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng ứng dụng công nghệ số trên thị trường chứng khoán và một số kiến nghị THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ThS Trần Văn Trung* TÓM TẮT Ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ là tất yếu mà các doanh nghiệp phải thay đổi để theo kịp xu hướng chung nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển trên thị trường. Đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ số là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thị trường chứng khoán. Bài viết này trình bày thực trạng ứng dụng công nghệ số trên thị trường chứng hoán hiện nay và đề xuất một số khuyến nghị nhằm khắc phục những khó khăn và hạn chế. Từ khóa: Công nghệ số, dữ liệu lớn, cổ phiếu, thị trường chứng khoán. 1. GIỚI THIỆU Việt Nam đứng trước một kỷ nguyên mới về công nghệ, kỷ nguyên của cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động to lớn đến sự phát triển của tất cả các quốc gia, các ngành và lĩnh vực. Việt Nam đã đưa ra lộ trình ứng dụng các giải pháp công nghệ đặc trưng của cách mạng công nghiệp 4.0 để kết nối cung ứng dịch vụ công, dịch vụ thương mại, hay dịch vụ tài chính thông minh. Việc ứng dụng công nghệ để cải tiến hay đổi mới sản phẩm, dịch vụ tài chính thường gọi là số hóa không chỉ mới xuất hiện gần đây, mà đã diễn ra từ hơn nửa thế kỷ trước. Các sản phẩm tài chính số hóa dựa trên công nghệ trong chiến lược chuyển đổi số của các tổ chức tài chính và dựa trên nền tảng sử dụng Big data, AI, Machine learning trong quản trị. Hàng loạt các công ty chứng khoán đã đầu tư mạnh vào hệ thống máy tính để ghi nhận và xử lý các giao dịch chứng khoán. Nhờ đó giảm thiểu sai sót và cắt giảm chi phí. Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán cũng trở nên nhanh nhạy và hiểu biết khách hàng hơn nhờ việc phân tích số liệu thu thập được từ hệ thống máy tính. 2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Chứng khoán là loại tài sản bao gồm các loại: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký; Chứng Khoa TC-NH, Trường Đại học Tài chính – Marketing. * - 247 khoán phái sinh; Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định (Điều 4 Luật Chứng khoán 2019). Hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán bao gồm hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán, công bố thông tin, quản trị công ty đại chúng và các hoạt động khác được quy định tại Luật này (Khoản 14, Điều 4, Luật Chứng khoán) Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chia thành 4 nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tư, nhà cung cấp dịch vụ, cơ quan quản lý và các tổ chức có liên quan khác. – Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán: cơ quan này do chính phủ thành lập, nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của người đầu tư và bảo đảm cho thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh, suôn sẻ và phát triển vững chắc. Cơ quan này ở Việt Nam là Ủy ban chứng khoán Nhà nước. – Nhà phát hành: là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán – hàng hoá của thị trường chứng khoán. Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa phương. Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng... phục vụ cho hoạt động của họ. – Nhà đầu tư: là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư gồm nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. Hình 1. Mô hình tổ chức thị trường chứng khoán Việt Nam 248 - – Công ty dịch vụ trung gian chứng khoán: + Công ty chứng khoán là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành, môi giới, tự doanh, quản lý quỹ đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán. Để có thể được thực hiện mỗi nghiệp vụ, các công ty chứng khoán phải đảm bảo được một số vốn nhất định và phải được phép của cơ quan có thẩm quyền. + Sở giao dịch chứng khoán: thực hiện vận hành thị trường thông qua bộ máy tổ chức bao gồm nhiều bộ phận khác nhau phục vụ các hoạt động trên sở giao dịch. Ngoài ra, sở giao dịch cũng ban hành những quy định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên sở, phù hợp với các quy định của luật pháp và uỷ ban chứng khoán. + Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán: là tổ chức của các công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán, được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty thành viên nói riêng và cho toàn ngành chửng khoán nói chung. + Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán: là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán. 2.2. Tổng quan về công nghệ số Công nghệ số là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như: dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud),… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. Công nghệ số mở ra những dạng thức đổi mới, sáng tạo trong cả một lĩnh vực thay vì chỉ nâng cấp và hỗ trợ những phương pháp truyền thống. Theo nghĩa hẹp, công nghệ số có thể hình dung bằng khái niệm “Văn phòng không giấy tờ”. Những lợi ích khi chuyển đổi số trong doanh nghiệp: – Chuyển đổi số giúp kết nối, thu ngắn khoảng cách của các bộ phận trong doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp truyền thống, các phòng ban thường hoạt động riêng rẽ với nhau. Luồng xử lý công việc theo đó cũng thường chậm trễ và rắc rối do phải qua nhi ...

Tài liệu được xem nhiều: