Danh mục

Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái miệt vườn đồng bằng sông Cửu Long

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 294.60 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài này này phân tích tiềm năng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển loại hình du lịch độc đáo này ở đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái miệt vườn đồng bằng sông Cửu Long THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ REALITY AND SUSTAINABLE DEVELOPMENT SOLUTION OF GARDEN ECO-TOURISM IN MEKONG DELTA IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL INTEGRATION ThS. Lê Văn Hiệu - TS. Đào Ngọc Cảnh - Trường Đại học Cần Thơ ThS. Dương Thanh Xuân - Trường Đại học Tây Đô TÓM TĂT Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hương tất yếu của kinh tế thế giới, du lịch là lĩnh vực phản ánh rõ nét nhất xu hướng này. Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các vườn cây trái đặc sản nhiệt đới và đã hình thành vùng trồng cây trái tập trung, được gọi là “Miệt vườn”. Trên cơ sở đó, đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành và phát triển loại hình du lịch đặc trưng của vùng là du lịch sinh thái miệt vườn. Bài viết này phân tích tiềm năng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển loại hình du lịch độc đáo này ở đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập quốc tế Từ khóa: du lịch miệt vườn, du lịch nông nghiệp, đồng bằng sông Cửu Long Abstract International economic integration is the inevitable trend of the world economy, tourism sector is the most clearly reflected to this trend. Mekong Delta has many favorable conditions for the development of tropical fruits and has formed fruit-focus areas, known as Miet vuon (Land of Garden). On that basis, people have been forming and developing specific forms of garden eco-tourism in the Mekong Delta. This article analyzes potential to develop eco-tourism of garden in the Mekong Delta. Since then propose some solutions to develop these unique forms of tourism this in Mekong Delta in the context of international integration Keywords: tourism of gardens, agri-tourism, Mekong Delta 1. Đặt vấn đề Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương nhất quán và là nội dung trọng tâm trong chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng ta trong quá trình đổi mới đất nước. Dải đất cao ven sông Tiền, sông Hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu ổn định, đất đai màu mỡ và nguồn nước ngọt quanh năm, nên từ lâu đã nổi tiếng với những vườn cây trái xanh tươi, trù phú cùng với những nét văn hóa đặc sắc của đời sống miệt vườn hiền hòa, nhân hậu. 812 Đến với ĐBSCL, khách du lịch luôn bị cuốn hút bởi những vườn cây trĩu quả, khung cảnh miệt vườn xanh tươi, thoáng đãng và sự mến khách của người dân địa phương. Đây chính là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch sinh thái miệt vườn (DLSTMV). Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định: Sản phẩm đặc trưng của vùng ĐBSCL là du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng và sinh thái biển, du lịch MICE [10]. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tiềm năng và thực trạng phát triển DLSTMV - một loại hình du lịch đặc trưng của vùng ĐBSCL. Từ đó, đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững DLSTMV ở vùng ĐBSCL phù hợp với xu thế hội nhập. 2. Khái quát về du lịch sinh thái miệt vườn 2.1. Khái niệm Khái niệm DLSTMV bắt nguồn từ các khái niệm “miệt vườn” và “du lịch miệt vườn”. 2.1.1. Miệt vườn Theo Huỳnh Công Tín (2007), từ “miệt” có nghĩa là vùng, miền, một nơi nào đó ở vùng nông thôn. Miệt vườn chỉ những vùng đất cao ráo, có vườn cây ăn quả ở ven sông Tiền, sông Hậu, tiêu biểu cho vùng có mức sống, sinh hoạt cao ở ĐBSCL [8] Theo Sơn Nam (2005): Miệt vườn là tên gọi tổng quát cho những vùng đất cao ráo, có vườn cam quýt ở ven sông Tiền và sông Hậu. Ban đầu, miệt vườn chỉ có Mỹ Tho, Sa Đéc, Vĩnh Long; sau do điều kiện thủy lợi và kĩ thuật canh tác được cải thiện nên lan rộng sang các vùng lân cận như Cần Thơ, Cai Lậy, Cao Lãnh, Chợ Gạo, Bến Tre... Miệt vườn phù hợp với vùng đất phù sa ven sông hoặc vùng đất cù lao ít phèn. Đời sống dân cư miệt vườn tiêu biểu cho hình thức sinh hoạt vật chất và tinh thần cao nhất ở ĐBSCL; vì vậy được gọi là văn minh miệt vườn [4]. Hình 1. Địa bàn phân bố của miệt vườn ĐBSCL [7] 813 Sơn Nam (2005) cho rằng, miệt dùng để chỉ một khu vực nhỏ hơn so với miền. Chẳng hạn, người ở Mỹ Tho gọi Miệt Dưới để chỉ vùng Rạch Giá, Cà Mau; còn khi gọi Miền Dưới tức muốn nói đến vùng Hạ Châu164 (Tân Gia Ba, Mã Lai hoặc Nam Dương) [4]. Cần lưu ý là, danh xưng “miệt vườn” thường dùng để chỉ vùng có vườn cây trái tập trung ở ĐBSCL. Mặc dù nhiều nơi khác cũng có vườn nhưng không được gọi là miệt vườn, mà được gọi bằng những từ ngữ khác như: vùng trồng cây ăn trái hoặc địa bàn chuyên canh cây ăn quả, .... 2.1.2. Du lịch miệt vườn Có thể tạm định nghĩa: DLMV là một loại hình du lịch được hình thành dựa vào miệt vườn ở ĐBSCL. DLMV bao gồm các hoạt động chủ yếu như: tham quan miệt vườn, thưởng thức trái cây tại vườn, mua trái cây và các đặc sản địa phương, thẩm nhận những giá trị văn hóa miệt vườn,.... Cần lưu ý rằng, DLMV khai thác toàn bộ không gian và con người miệt vườn, với các thành phần là: (i) Sinh cảnh vườn cây ăn trái, (ii) Quy trình sản xuất và sản phẩm trái cây, (iii) Đời sống văn hóa của người dân địa phương và những giá trị nhân văn khác. 2.1.3. Du lịch sinh thái miệt vườn Để hiểu về khái niệm DLSTMV, cần phải hiểu khái niệm du lịch sinh thái (DLST). Hiện nay có nhiều định nghĩa về DLST. Lê Huy Bá (2009) cho rằng: “DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: