Danh mục

Thực trạng và giải pháp quản lí phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 516.71 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng trong mục tiêu giáo dục nhân cách con người phát triển toàn diện Bài viết nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp quản lí phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở 72 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Trần Thị Chi Trường Trung học cơ sở Việt Hồng Tóm tắt: Giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng trong mục tiêu giáo dục nhân cách con người phát triển toàn diện. Vì vậy công tác giáo dục trước tiên phải đặt chăm lo bồi dưỡng đạo đức cho học sinh, coi đó là cái căn bản, cái gốc cho sự phát triển nhân cách. Bàn về vấn đề này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Bây giờ phải học; học để yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức”. Nhưng thực tế việc giáo dục đạo đức trong nhà trường thường mới chú trọng tới nền nếp kỉ cương, những bài học giáo huấn, ít chú ý đến hành vi ứng xử thực tế, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo con người mới phù hợp với sự phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Trong bài viết chúng tôi nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: Đạo đức, giáo dục đạo đức, quản lí phối hợp các lực lượng, học sinh trung học. Nhận bài ngày 12.6.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.7.2020 Liên hệ tác giả: Trần Thị Chi; Email: trnchi@gmail.com 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội càng phát triển con người càng phải hoàn thiện. Con người có nhân cách là con người không chỉ có tài mà cần phải có cả đức. Hình thành, phát triển nhân cách con người là một quá trình diễn ra từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, đặc biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghế nhà trường. Có thể nói, việc hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức, năng lực trí tuệ cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết. Giáo dục đạo đức (GDĐĐ) cho học sinh (HS) là một hoạt động nhằm hình thành ở HS những phẩm chất (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và năng lực, thói quen hành vi đúng mực trong các mối quan hệ ứng xử (với những người thân trong gia đình, nhà trường, cộng đồng; với thiên nhiwwn, môi trường,… và với chính bản thân mình). Trong những năm qua, các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành Giáo dục đã quan tâm rất nhiều đến công tác giáo dục toàn diện cho các thế hệ HS. Vấn đề GDĐĐ được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường. Nhưng thực tế việc GDĐĐ trong TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 42/2020 73 nhà trường thường mới chú trọng tới nền nếp kỉ cương, những bài học giáo huấn, ít chú ý đến hành vi ứng xử thực tế, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo con người mới phù hợp với sự phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Trong bài viết này chúng tôi nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS THCS trong bối cảnh hiện nay. 2. NỘI DUNG 2.1. Đạo đức và giáo dục đạo đức Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội “Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ con người đối với nhau và đối với xã hội [6, tr.297]. Theo Phạm Khắc Chương, Hà Nhật Thăng: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nhờ đó mà con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích con người và với tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội” [3, tr.4]. Theo từ điển tiếng Việt “Đạo đức là những tiêu chuẩn, những nguyên tắc quy định hành vi quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người theo những tiêu chuẩn đạo đức của một giai cấp nhất định”. Như vậy có nhiều định nghĩa khác nhau về đạo đức. Tuy nhiên có thể hiểu khái niệm nay dưới các góc độ. Dưới góc độ Triết học, đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên lí, quy tắc, chuẩn mực điều tiết hành vi của con người trong quan hệ với người khác và với cộng đồng. Căn cứ vào những quy tắc ấy, người ta đánh giá hành vi, phẩm giá của mỗi người bằng các quan niệm về thiện ác, chính nghĩa và phi nghĩa, nghĩa vụ, danh dự [1, tr.145]. Dưới góc độ Đạo đức học, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một hệ thống các quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội [4, tr12]. Dưới góc độ Giáo dục học, đạo đức là một mặt của nhân cách, bao gồm một hệ thống các quan niệm về cái thiện, cái ác, cái tốt, cái xấu,… trong mối quan hệ của con người với con người. Th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: