Thực trạng và xu hướng phát triển logistics xanh hướng đến nâng cao hiệu quả thương mại quốc tế tại vùng Đông Nam bộ, Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và xu hướng phát triển logistics xanh hướng đến nâng cao hiệu quả thương mại quốc tế tại vùng Đông Nam bộ, Việt Nam KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 30. THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS XANH HƯỚNG ĐẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ, VIỆT NAM SV. Cao Yến Nhi*, ThS. Hoàng Thu Hằng* Tóm tắt Trong bối cảnh toàn cầu hóa, logistics đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi hànghóa thương mại quốc tế. Điều đó đã tạo một áp lực lớn lên môi trường. Vì vậy, thuật ngữ“logistics xanh” ngày nay được chú trọng hơn bao giờ hết. Bài nghiên cứu được thực hiệndựa trên các phương pháp rà soát lý thuyết, phương pháp nghiên cứu tình huống điển hình,áp dụng phân tích SWOT và ma trận TOWS nhằm đưa ra các cơ sở lý thuyết chung liên quanđến phát triển logistics xanh, mang đến góc nhìn tổng quan về thực trạng phát triển logisticsxanh hiện nay ở vùng Đông Nam Bộ (Việt Nam), kết hợp nghiên cứu kinh nghiệm phát triểnlogistics xanh tại vùng Greater Jakarta (Indonesia) và vùng Delhi - NCR (Ấn Độ). Từ đó,nghiên cứu khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động logistics xanhđể gia tăng năng lực cạnh tranh trong trao đổi thương mại quốc tế tại vùng Đông Nam Bộ,tập trung nhiều vào phát triển vận tải xanh trong hệ sinh thái logistics xanh. Từ khóa: logistics xanh, ma trận TOWS, nghiên cứu tình huống điển hình, thương mạiquốc tế, vùng Đông Nam Bộ1. GIỚI THIỆU Trong bối cảnh hiện nay, phát triển bền vững là xu thế tất yếu của mọi quốc gia, thực hiệnhoạt động logistics xanh trở nên cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết. Hiểu được tầm quantrọng của việc xanh hóa logistics, Việt Nam cũng đang trên con đường thực hiện vai trò củamình, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến vùng Đông Nam Bộ.* Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 411KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Đông Nam Bộ (sau đây gọi tắt là “ĐNB”) là một trong những vùng kinh tế trọng yếu, baogồm 06 đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, BìnhPhước, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh. Vùng có đóng góp quan trọng vàocông cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong những năm qua như: có hệ thống khucông nghiệp và cụm công nghiệp phát triển mạnh mẽ và đứng đầu cả nước, chiếm 30,6%,liên kết chặt chẽ với các hành lang kinh tế.1 Đồng thời, đây còn là trung tâm phát triển nguồnnhân lực chất lượng cao, trung tâm nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệhàng đầu cả nước. Bên cạnh đó, sự chú trọng của lãnh đạo cũng đã được thể hiện qua phiênhọp Hội đồng thẩm định Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2021 - 2030, thống nhấtvới mục tiêu đến năm 2030, hướng tới việc biến vùng Đông Nam Bộ thành một vùng pháttriển hiện đại, với thu nhập cao. Các ủy viên cho rằng, cần mở rộng phạm vi phát triển củavùng để giảm áp lực cho các khu vực trung tâm. Điều này sẽ được thực hiện thông qua ưutiên đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, bao gồm giao thông,logistics, năng lượng, cấp thoát nước, và hạ tầng số. Mặc dù những kết quả và nhiều mụctiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đã đạt được theo Nghị quyếtsố 53-NQ/TW đề ra là đáng ghi nhận, tuy nhiên, những kết quả này chưa thật sự tương xứngvới tiềm năng, lợi thế của vùng (Mai Hữu Bốn, 2023). Nhận thấy được vai trò của logistics xanh, đặc biệt là vận tải xanh trong việc thúc đẩythương mại quốc tế và tiềm năng phát triển của ĐNB, bài nghiên cứu đã được thực hiện nhằmcung cấp cơ sở lý thuyết liên quan đến logistics xanh, mang đến góc nhìn về thực trạng pháttriển vận tải xanh của vùng ĐNB, đánh giá cơ hội và khó khăn của vùng để từ đó đưa ra giảipháp cho phù hợp. Bài nghiên cứu được xem là bài viết đầu tiên cung cấp đầy đủ các góc nhìnchuyên sâu liên quan đến vận tải xanh ở vùng ĐNB. Với sứ mệnh đó, bài nghiên cứu sẽ baogồm các phần sau đây để cung cấp cho độc giả góc nhìn rõ nét về thực trạng phát triển logisticsxanh ở vùng ĐNB: giới thiệu chung về chủ đề logistics xanh, tổng quan về nghiên cứu, cơ sởlý thuyết, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và thảo luận về kết quả nghiên cứu, từđó đưa ra các đề xuất cho doanh nghiệp và Chính phủ để phát triển vận tải xanh ở vùng ĐNB.2. NỘI DUNG2.1. Tổng quan về nghiên cứu Hệ thống logistics Việt Nam giờ đây không chỉ để phục vụ cho vận chuyển hàng hóatrong nước mà cả các quốc gia khác trên thế giới. Điều đó đòi hỏi logistics phải thật sự làngành nắm bắt được nhu cầu và xu hướng chung của toàn cầu để từ đó mà phát triển cho phùhợp. Một trong những xu hướng được nhận thấy rõ rệt nhất là “xanh hóa logistics”, bởi pháttriển kinh tế nói chung và vận tải hàng hóa nói riêng đã đóng góp từ 8 - 10% lượng khí thảinhà kính toàn cầu.2 Và chắc hẳn, ngành logistics Việt Nam không thể nằm ngoài quy luật đó,đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ, một trong những vùng kinh tế trọng yếu, đóng góp khôngnhỏ vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.1 Theo Báo Xây dựng (2023), truy cập từ https://baoxaydung.com.vn/thong-qua-quy-hoach-vung-dong-nam-bo-thoi-ky-2021-2030-tam-nhin-den-nam-2050-366569.html2 Theo Hội đồng Logistics Toàn cầu GLEC, 2019.412 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Thêm vào đó, một trong những tiền đề quan trọng để thu hút nguồn nhân lực chất lượngcao, trung tâm nghiên cứu, chuyển giao, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Kinh tế Việt Nam Tăng trưởng kinh tế Xu hướng phát triển logistics xanh Logistics xanh Thương mại quốc tế Ma trận TOWSTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 714 21 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 690 3 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 570 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 535 0 0 -
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 412 1 0 -
Giáo trình Phân tích và dự báo trong kinh tế: Phần 2 - Nguyễn Văn Huân, Phạm Việt Bình
68 trang 375 0 0 -
75 trang 334 0 0
-
156 trang 325 0 0
-
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 324 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 296 0 0
Tài liệu mới:
-
118 trang 0 0 0
-
113 trang 0 0 0
-
107 trang 0 0 0
-
108 trang 0 0 0
-
Phát triển phần mềm giám sát và điều khiển cho xe tự hành AGV
7 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 421
5 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 322
4 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 315
4 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 302
4 trang 1 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh
4 trang 0 0 0