Danh mục

Thực trạng về trình độ tiếng Anh tổng quát của sinh viên năm nhất không chuyên ngữ trường ĐH Sư phạm Tp. HCM

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.10 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hàng năm, có khoảng 2000 sinh viên (SV) năm nhất các khoa không chuyên ngữ chọn học ngoại ngữ Anh tại trường ĐH Sư phạm TP. HCM (ĐHSP TP.HCM). Số lượng SV rất lớn khiến cho nhiệm vụ giảng dạy và đánh giá của Tổ Ngoại ngữ gặp nhiều khó khăn. Bài viết cũng đưa ra những đề xuất trong việc đào tạo và đánh giá tiếng Anh tổng quát tại trường ĐHSP TP. HCM.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng về trình độ tiếng Anh tổng quát của sinh viên năm nhất không chuyên ngữ trường ĐH Sư phạm Tp. HCM THỰC TRẠNG VỀ TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH TỔNG QUÁT CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT KHÔNG CHUYÊN NGỮ TRƢỜNG ĐH SƢ PHẠM TP.HCM ThS. Nguyễn Thị Tuyết Phƣơng ThS. Lý Nhựt Thiện ThS. Hồ Thị Phƣợng Nguyen Thi Tuyet Phuong has been working as a lecturer of English at Ho Chi Minh University of Education for more than five years. She received an MA in Applied Linguistics from The University of Melbourne in 2009. She is now a doctoral student in Applied Linguistics and Technology at Iowa State University. Her research interest includes Language Testing, Technology in Language Learning and Teaching, and Task-based Language Learning. Hồ Thị Phƣợng is currently working as a senior lecturer of English at Ho Chi Minh University of Education. She received an MA in Comparative Linguistics from HCM Social Sciences and Humanities. She is engaged in research on Language Testing and Comparative Linguistics. Ly Nhut Thien is now a lecturer of English at Ho Chi Minh University of Education. He received MA in TESOL from The University of Canberra. He is engaged in doing research on Language Teaching and Applied Linguistics. Abstract The annual undergraduate intake at Ho Chi Minh University of Education is over 3,000 students, nearly 2,000 of who enroll for English as a foreign language courses. With the University‘s planning to improve its students‘ English proficiency level to meet the standards set in the Project of ―Teaching and learning foreign languages in the national educational system 2008-2020‖ (Project 2020) by the Ministry of Education and Training, and the hope to gain more information on English proficiency levels of first-year nonmajors, the English Unit researchers administered an English proficiency test in Semester 1, academic year 2012- 2013. The test employed the listening and reading materials from the Prelimilary English Test 325 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ” (PET) which is equivalent to level B1 of the Common European Framework (CEFR). Analysis shows that the number of students who met the English standard was very low. Also, there is a difference in English proficiency between students from the natural sciences departments and those from the social sciences departments, and between students in teaching training courses and those not in teaching training courses. Implications are made for the teaching and assessment of General English at Ho Chi Minh University of Education. Keyword: General English, placement test, language proficiency test, Project 2020 Tóm tắt Hàng năm, có hơn 3000 sinh viên (SV) năm nhất nhập học tại trường ĐH Sư phạm TP. HCM (ĐHSP TP.HCM). Trong số đó, số SV không chuyên ngữ đăng kí học tiếng Anh chiếm gần 2000. Trong bối cảnh nhà trường đang có kế hoạch nâng cao chất lượng dạy-học tiếng Anh đáp ứng chuẩn ngoại ngữ do Bộ GD-ĐT ban hành theo Đề án ―Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020‖ (Đề án NNQG 2020), và để có thêm thông tin về trình độ tiếng Anh của SV năm nhất không chuyên ngữ, nhóm nghiên cứu Tổ tiếng Anh đã tiến hành tổ chức kiểm tra chất lượng đầu học kì 1 năm học 2012-2013, sử dụng bài nghe và đọc của bài thi PET (Prelimilary English Test) tương ứng bậc B1 của khung Châu Âu CEFR. Kết quả phân tích cho thấy số SV đạt chuẩn chiếm tỉ lệ rất thấp, đồng thời, có sự khác biệt về trình độ tiếng Anh giữa SV các khoa Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội và giữa SV sư phạm và SV ngoài sư phạm. Bài viết cũng đưa ra những đề xuất trong việc đào tạo và đánh giá tiếng Anh tổng quát tại trường ĐHSP TP. HCM. Từ khóa: Tiếng Anh tổng quát, kiểm tra đầu vào, kiểm tra chất lượng, Đề án NNQG 2020 1. Giới thiệu Hàng năm, có khoảng 2000 sinh viên (SV) năm nhất các khoa không chuyên ngữ chọn học ngoại ngữ Anh tại trường ĐH Sư phạm TP. HCM (ĐHSP TP.HCM). Số lượng SV rất lớn khiến cho nhiệm vụ giảng dạy và đánh giá của Tổ Ngoại ngữ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, Đề án ―Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020‖ (Đề án NNQG 2020) (Bộ GD-ĐT, 2008) được triển khai trong những năm gần đây đã có những ảnh hưởng đáng kể tới kế hoạch giảng dạy ngoại ngữ tại các trường ĐH-CĐ. Trường ĐHSP TP.HCM, một trong những trường ĐH có vai trò trọng điểm trong việc thực hiện Đề án NNQG 2020, đang có kế hoạch nâng cao chất lượng dạy-học tiếng Anh cho SV trong trường nhằm đáp ứng chuẩn mà Bộ GD-ĐT yêu cầu. Do đó, việc khảo sát chất lượng tiếng 326 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ” Anh đối với SV năm nhất khối không chuyên ngữ là vô cùng cần thiết nhằm thu thập những thông tin có ích phục vụ hiệu quả cho kế hoạch đào tạo tiếng Anh tại trường. Ngoài ra, trong những năm qua, việc đánh giá trình độ tiếng Anh trong các học phần chủ yếu dựa trên những giả định chưa có cơ sở khoa học. Ví dụ: giả định cho rằng đề thi dành cho SV cử nhân ngoài SP (CNNSP) phải dễ hơn đề thi cho SV sư phạm (SP), hoặc giả định SV các ngành Khoa học tự nhiên (KHTN) học tốt hơn SV các ngành Khoa học xã hội (KHXH) vẫn chưa được kiểm chứng. Do đó, tìm được bằng chứng khoa học cho các giả định trên sẽ có tác động tích cực đến việc giảng dạy và kiểm tra đánh giá việc học tiếng Anh tại trường. Nghiên cứu này khảo sát chất lượng tiếng Anh của SV năm nhất các khoa không chuyên, đồng thời tìm ra sự khác biệt về năng lực ngoại ngữ của SV các ngành KHTN (khoa Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh) và KHXH (các khoa còn lại) và giữa SV SP và SV CNNSP (ngành ...

Tài liệu được xem nhiều: