Danh mục

Thuốc chữa bạch biến có gây bỏng da?

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 102.84 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tôi có cháu nhỏ 8 tuổi bị một vết trắng trên da, kích thước chừng 6cm, không ngứa, không đau, đi khám bác sĩ da liễu chẩn đoán là “bạch biến” và cho bôi thuốc meladinin 0,01% rồi phơi nắng. Sau khi bôi được 4 ngày da vùng đó bị đỏ lên rồi rộp thành những bọng nước rất to như phải bỏng. Tôi lo lắng quá không hiểu bôi thuốc đó có đúng không, vì sao lại bị như vậy và cách chữa như thế nào? Bạch biến (Vitiligo) là một bệnh mất sắc tố da mắc phải....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuốc chữa bạch biến có gây bỏng da? Thuốc chữa bạch biến có gây bỏng da? Tôi có cháu nhỏ 8 tuổi bị một vết trắng trên da, kích thước chừng6cm, không ngứa, không đau, đi khám bác sĩ da liễu chẩn đoán là “bạchbiến” và cho bôi thuốc meladinin 0,01% rồi phơi nắng. Sau khi bôi được4 ngày da vùng đó bị đỏ lên rồi rộp thành những bọng nước rất to nhưphải bỏng. Tôi lo lắng quá không hiểu bôi thuốc đó có đúng không, vìsao lại bị như vậy và cách chữa như thế nào? Bạch biến (Vitiligo) là một bệnh mất sắc tố da mắc phải. Bệnh có thểphát ở bất kỳ lứa tuổi nào từ trẻ sơ sinh đến người già. Có gần 50% phátbệnh dưới 10 tuổi. Các chủng tộc thuộc các màu da khác nhau có tỷ lệ mắcbệnh như nhau. Hai giới nam và nữ cũng có tỷ lệ mắc bệnh như nhau. Tỷ lệbệnh trong quần thể dân cư được ước tính gặp ở 1 - 2% dân số. Bệnh có biểu hiện lâm sàng là các mảng có màu trắng. Các mảng nàybằng phẳng so với bề mặt da, có giới hạn với da lành rõ, viền bờ có thể cómàu da bình thường hoặc màu nâu đen. Vị trí khu trú hay gặp ở mặt, phầntrên của ngực, mặt duỗi tay, nách, bẹn... Các sợi lông hoặc tóc mọc ở vùngda bị bệnh cũng bị bạc trắng do không có tế bào sắc tố. Những mảng da nàykhông đau, không ngứa, sờ vào thấy mềm mại như da bình thường. Điều trị đơn giản nhất và cũng khá hiệu quả là bôi meladinin. Đây làmột loại thuốc gây nhiễm độc ánh nắng. Khi bôi thuốc vào thì tia cực tím từánh nắng mặt trời sẽ tác động lên da làm da đỏ lên rồi chuyển sang màu nâuvà sau đó thẫm màu. Đó là kết quả của các tế bào sắc tố được tái tạo lại.Khởi đầu bôi thuốc có nồng độ thấp: 0,01%, sau đó nếu không bị kích ứngthì chuyển sang bôi loại có nồng độ cao hơn: 0,75%. Con bạn được chỉ địnhđiều trị như vậy là đúng. Chỉ có điều bạn phải tuân thủ quy trình điều trị.Bạn bôi thuốc vào buổi sáng, sau 2 giờ thì phơi nắng. Thời gian tốt nhất đểphơi nắng là từ 10 - 11 giờ, do đó bạn nên bôi thuốc lúc 8 - 9 giờ. Một ngàychỉ phơi nắng từ 3 - 5 phút. Khi hết thời gian phơi nắng bạn phải che vùngda bị bệnh lại (có thể dùng kem chống nắng) vì nếu tiếp xúc thêm với ánhnắng quá thời gian quy định trên sẽ làm vùng da được bôi thuốc phồng rộplên như phải bỏng với những phỏng nước, sẩn đỏ trên nền da phù nề. Khi bôithuốc bạn bôi gọn vào trong rìa tổn thương khoảng 3mm, sau đó thuốc ngấmra là vừa, không nên bôi trùm cả ra da lành xung quanh vì dễ gây bỏng nắnghoặc rìa tổn thương lại trở nên thẫm màu quá. Thời gian bôi thuốc có thể kéodài vài tháng cho đến khi sắc tố tái tạo lại. Bỏng nắng trên vùng da bôi meladinin chỉ xảy ra khi bôi thuốc quánhiều, thời gian phơi nắng quá lâu hoặc do cơ thể bệnh nhân quá mẫn cảm.Bệnh nhân là trẻ em chạy chơi ngoài trời lâu quá mà không ý thức được davùng bôi thuốc (nhất là ở vùng da hở) lại tiếp tục bị tiếp xúc với ánh nắngmặt trời trong thời gian quá dài so với thời gian thầy thuốc chỉ định hoặc bôinhiều thuốc quá cũng làm bỏng da. Khi đó bạn phải dừng bôi thuốcmeladinin. Dùng các dung dịch đắp ướt như jarish, dung dịch kháng sinh đểlàm khô tổn thương. Khi tổn thương khô rồi thì có thể bôi một trong các chếphẩm có steroid như: flucinar, gentrisone, diprosone, fobancort... Nếu chiếuđược tia laser Helineon phối hợp thì tổn thương sẽ khô nhanh hơn. Khi tổnthương da hết viêm thì thường có một số vùng da thâm do đã được tái tạosắc tố và thường không để lại sẹo. Khi đã hết viêm hoàn toàn thì bạn có thểbôi lại meladinin với quy trình như đã mô tả ở trên và bôi thăm dò với mộtdiện tích da nhỏ, lượng thuốc ít và chỉ phơi độ 1 - 2 phút một ngày, sau đóphải che vùng da bị bệnh lại. Sau 10 ngày không thấy có dấu hiệu bị bỏng dathì mới bôi hết cả vùng da bệnh tổn thương, tuy nhiên vẫn phải tránh tiếpxúc ánh nắng mặt trời khi đã hết thời gian phơi nắng bằng cách tránh nắng,che lại hoặc dùng kem chống nắng. Khi bôi thuốc không hiệu quả thì có thểuống một đợt thuốc meladinin nhưng phải chú ý bảo vệ mắt khi ra ngoài trờinắng như đeo kính râm vì thuốc có thể làm tổn thương mắt. Thuốc uống phảiđược chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Nhiềutrường hợp điều trị mà các vết trắng không khỏi người ta có thể bôi một loạikem có màu giống như màu da của họ để giấu các vết này đi. Mong bạn bìnhtĩnh chữa bệnh cho con đạt hiệu quả! ...

Tài liệu được xem nhiều: