Danh mục

Thuốc chữa hen phế quản

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 106.00 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hen phế quản (HPQ) là một bệnh lý đường hô hấp hay gặp và đang có chiều hướng tăng mạnh, trở thành một trong những bệnh không nhiễm trùng phổ biến nhất hiện nay. Theo số liệu của Tổ chức Kiểm soát hen toàn cầu, do hiện tượng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, tần suất bệnh hen cũng đang tăng nhanh, dao động từ 10-25% dân chúng ở các nước phát triển và từ 8-20% tại các nước đang phát triển. Tại Hoa Kỳ, người ta thấy từ 5-10% trẻ em bị HPQ và hàng năm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuốc chữa hen phế quản Thuốc chữa hen phế quản Hen phế quản (HPQ) là một bệnh lý đường hô hấp hay gặp vàđang có chiều hướng tăng mạnh, trở thành một trong những bệnhkhông nhiễm trùng phổ biến nhất hiện nay. Theo số liệu của Tổ chức Kiểm soát hen toàn cầu, do hiện tượng ônhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, tần suất bệnh hen cũng đang tăngnhanh, dao động từ 10-25% dân chúng ở các nước phát triển và từ 8-20% tạicác nước đang phát triển. Tại Hoa Kỳ, người ta thấy từ 5-10% trẻ em bịHPQ và hàng năm có đến hơn 500.000 trẻ phải nhập viện vì cơn HPQ nặng,trong đó hơn 4.000 trẻ tử vong do cơn hen ác tính dù điều kiện khám chữabệnh ở trình độ cao. Ở Việt Nam, theo một số chuyên gia về bệnh hen, tỷ lệngười mắc bệnh có thể lên tới 10-15% dân số. HPQ là bệnh mạn tính có từng đợt kịch phát, cấp tính nặng như cơnHPQ gây khó thở đột ngột nặng làm ngăn cản sinh hoạt hay công việc, làmgiảm chất lượng cuộc sống, thậm chí gây tử vong đột ngột do cơn HPQ áctính (status asthmaticus) hay biến chứng tử vong do tràn khí lồng ngực độtngột và dữ dội. HPQ là một bệnh dị ứng biểu hiện tại đường hô hấp, chủ yếu là tại cácphế quản nhỏ do các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp(dị nguyên đường thở) gây các tổn thương viêm mạn tính đặc trưng theo cơchế dị ứng tại đường dẫn khí thấp (các phế quản gần túi khí) như: tăng sinhcác tuyến nhầy, tăng sinh các cơ trơn tại đường hô hấp dưới, phù nề quanhđường dẫn khí thấp. Hậu quả là gây co thắt cơ trơn phế quản, viêm và phùnề các phế quản nhỏ, tăng xuất tiết và ứ đọng các chất nhầy quánh dính. Hậuquả cuối cùng là giảm lượng khí lưu thông tới phổi mà chủ yếu do tắc nghẽncác phế quản nhỏ ở thì thở ra, làm kẹt khí chứa nhiều thán khí từ máu raphổi không được thải ra ngoài, đồng thời cũng cản trở lượng khí chứa nhiềuô-xy từ ngoài vào phổi. Như vậy, việc điều trị bệnh HPQ đòi hỏi phải cóhiểu biết toàn diện về các cơ chế gây bệnh cũng như các rối loạn thứ phát đểđiều trị nguyên nhân và xử trí thích hợp. Điều trị HPQ gồm 3 khâu cơ bản: phát hiện và loại trừ hoặc tránh tiếpxúc với tác nhân gây dị ứng (dị nguyên) và khống chế các yếu tố thuận lợiphát sinh cơn hen; khống chế và dần dần loại bỏ quá trình viêm mạn tính tạiđường dẫn khí thấp (các tiểu phế quản); lập lại sự lưu thông của đường dẫnkhí bằng cách giải quyết các hậu quả viêm phù nề, xuất tiết dịch quánh và cothắt hệ thống phế quản nhỏ. Các thuốc điều trị HPQ Các thuốc dùng trong điều trị HPQ bao gồm 2 nhóm chính: nhómkhống chế và loại bỏ quá trình viêm do cơ chế dị ứng và các thuốc dùng đểlập lại sự lưu thông của đường dẫn khí bằng cách chống co thắt hệ thống phếquản nhỏ. Trong nhóm các thuốc chống viêm, hiện nay phổ biến nhất là các chếphẩm corticoid. Các thuốc này điều hòa việc giải phóng các hoạt chất trunggian gây viêm các cytokin (hay còn gọi là interleukin) để giảm sự lôi kéobạch cầu ái toan và các tế bào mast là loại sản sinh nhiều chất trung gianmiễn dịch IgE là chất làm tăng cường và duy trì phản ứng viêm. Ngoài ra,corticoid còn có khả năng làm tăng độ nhạy cảm và số lượng các thụ thể bêta2 (b2 receptors) nên có tác dụng gián tiếp làm giãn phế quản. Trong lâmsàng thường sử dụng corticoid đường toàn thân như cortancyl, prednison,prednisolon, solumédrol (uống hoặc tiêm liều cao từ 2-10mg/kg/24 giờ) đểkhống chế cơn hen, nhất là cơn hen nặng và hen ác tính. Để giảm quá trìnhviêm dị ứng tại đường hô hấp nhằm phòng cơn hen tái phát, trước đây ngườita phải dùng corticoid đường uống liều thấp. Nhưng vì thuốc này gây tácdụng phụ quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển, chất lượng cuộc sống vàgiảm sức đề kháng của cơ thể, nhất là khi phải dùng kéo dài và ở trẻ nhỏ.Những năm gần đây, người ta đã sản xuất được các chế phẩm corticoid dạnghít đơn thuần như béclomethason dipropionat (bécotid), budéssonid(pulmicort), fluticason (flexotid) hay phối hợp như ventid (gồm bécotid vàsalbutamol) hoặc seretid (fluticason và salbutamol). Các thuốc này chủ yếutác dụng tại đường hô hấp do không hoặc rất ít thấm vào máu nhờ cấu trúcđặc biệt và phân tử lớn của thuốc vì vậy không gây các tác dụng phụ toànthân đáng kể, cho phép sử dụng lâu dài, an toàn, hiệu quả cao. Tác dụng phụchủ yếu của các thuốc này là nhịp tim nhanh, run tay chân, hạ kali máu vàtăng đường máu. Ngoài ra, hiện nay trong điều trị hen, người ta bắt đầu chú ý đến cácthuốc chống viêm không phải corticoid. Các thuốc này cũng có tác dụngngăn cản quá trình viêm tại phế quản bằng cách ức chế tế bào sinh chất gâyviêm như cromoglycate (lomudal), nedocromil (tilade), các thuốc ức chế thụthể histamin H1 và ức chế yếu tố hoạt hóa tiểu cầu như ketotifen (zaditen),hoặc các thuốc ức chế trực tiếp yếu tố hoạt hóa tiểu cầu như singulair. Cácthuốc này không có tác dụng phụ đáng kể. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhấtcủa chúng là giá thành cao. Các thuốc dù ...

Tài liệu được xem nhiều: