Danh mục

Thuốc chữa thoái hóa khớp

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.10 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong các loại viêm xương khớp (gần 100 loại) có nhóm viêm xương khớp do thoái hóa, gọi tắt thoái hóa khớp (THK), đó là một bệnh khá phổ biến. Bệnh tuy không gây tử vong nhiều nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt, Thoái hóa khớp, một căn bệnh phổ biến Trong các loại viêm xương khớp (gần 100 loại) có nhóm viêm xương khớp do thoái hóa, gọi tắt thoái hóa khớp (THK), đó là một bệnh khá phổ biến. Bệnh tuy không gây tử vong nhiều nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuốc chữa thoái hóa khớp Thuốc chữa thoái hóa khớp Trong các loại viêm xương khớp (gần 100 loại) có nhóm viêm xương khớp do thoái hóa, gọi tắt thoái hóa khớp (THK), đó là một bệnh khá phổ biến. Bệnh tuy không gây tử vong nhiều nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt, Thoái hóa khớp, một căn bệnh phổ biến Trong các loại viêm xương khớp (gần 100 loại) có nhóm viêm xương khớp do thoái hóa, gọi tắt thoái hóa khớp (THK), đó là một bệnh khá phổ biến. Bệnh tuy không gây tử vong nhiều nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt, có thể gây giảm hoặc mất khả năng lao động, gây tàn phế và làm nặng nề những ngày tháng cuối đời, đồng thời gây tổn thất về kinh tế, không chỉ gây mất mát về suy giảm lao động mà còn tốn kém trong chữa trị (riêng ở Mỹ tốn kém trong chữa bệnh này khoảng 64,5 tỷ USD/năm). Trước đây, nhiều người cho rằng THK là căn bệnh của người cao tuổi, nhưng hiện nay có nhận định căn bệnh này có thể đã bắt đầu từ thuở 20 hay 30 tuổi nhưng chỉ bộc lộ rõ rệt khi bước vào tuổi đầu 40 hoặc đầu 50 với những cơn đau nhói xuất hiện. Bệnh có thể xảy ra tại bất kỳ khớp nào trên cơ thể: ngón tay, cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp gối, khớp háng... Trong việc dùng thuốc chữa trị dù là Tây y hay Đông y vẫn chưa có thuốc đặc hiệu chữa khỏi bệnh triệt để. Thuốc thường dùng là các thuốc làm biến đổi triệu chứng, giảm đau và cải thiện chức năng như paracetamol, các thuốc chống viêm không steroid. Các thuốc này làm đỡ đau và giảm viêm nhưng thường kèm theo các tác dụng phụ về đường tiêu hóa (nhất là dùng lâu dài), gây tình trạng phụ thuộc thuốc. Gần đây xuất hiện khái niệm dùng các thuốc làm biến đổi cấu trúc, giảm tiến triển thương tổn khớp, đặc biệt là hao hụt sụn, điều đó có nghĩa là thay vì điều trị đau và viêm nay cần làm chậm lại sự phá hủy của sụn khớp. Vậy loại thuốc nào đạt tiêu chí trên? Qua hơn 20 năm sử dụng và trải qua nhiều nghiên cứu, có nhận xét là glucosamin và chondroitin có phần nào đáp ứng yêu cầu đó. Glucosamin sulfat (GS) Là một dẫn chất của aminomonosaccharid, có thể được tổng hợp một cách tự nhiên trong cơ thể, nhưng thường ở người cao tuổi bị THK, khả năng tổng hợp này bị suy giảm. Nó là thành phần chính của proteoglycan (Pg), một trong 3 thành phần (proteoglycan, collagen, tế bào sụn) cùng với nước, cấu tạo nên sụn khớp. Qua hơn 300 công trình nghiên cứu và hơn 20 thử nghiệm mù đôi, các tác giả đã đi đến kết luận: GS có tác dụng đáng kể trong việc thay đổi cấu trúc và giảm triệu chứng ở người bệnh THK nhẹ và vừa và với người có chỉ số cơ thể không cao. Chưa có đánh giá tác dụng với người béo phì và hiệu lực lâu dài của thuốc (do mới theo dõi được trong 3 năm), do đó liệu những tác dụng biến đổi cấu trúc của GS về lâu dài có thật sự đáng kể không? Có nhận xét GS có 3 tác dụng: Kích thích sản xuất sụn (quan trọng nhất), giảm đau khớp và chống viêm. Có thể dựa trên cơ chế tác dụng: - Có ái lực đặc biệt với mô sụn, sau khi được cơ thể hấp thu, thuốc được phân bổ chủ yếu vào các mô sụn. - Kích thích tế bào sụn, sản xuất Pg, collagen (các chất căn bản của sụn khớp). - Ức chế các men phá hủy sụn, làm giảm hình thành các gốc ôxy hóa tự do trong mô sụn. - Cung cấp dinh dưỡng cho sụn, giúp tạo dịch khớp (dịch này có tác dụng nuôi dưỡng sụn khớp) và tái tạo sụn khớp. Do đó, GS có tác dụng điều trị tận gốc của THK chứ không chỉ điều trị triệu chứng. Do hấp thu tốt qua đường tiêu hóa nên GS thường dùng dưới dạng uống, tuy có cả dạng tiêm. Thuốc có nhiều tên biệt dược, thông dụng: goldsamin (Hàn Quốc), viartril (Ro Ha Ý), meditril (Công ty Dược liệu 3), vì được chiết xuất từ vỏ tôm, cua... nên còn có tên là chitosamin. Có các dạng: thuốc viên: 250mg; bột pha uống 1,5g và thuốc tiêm 400mg/3ml. Thường dùng trong THK: gối, háng, tay, cột sống, vai; trong viêm quanh khớp, loãng xương, gãy xương, teo khớp, viêm khớp cấp và mạn. Liều dùng: trong THK nhẹ và trung bình: 2 viên hoặc 1 gói/lần trong 24 giờ, trong vòng 4-12 tuần, có thể nhắc lại: 2-3 lần năm. Bệnh nặng: Tiêm ống/ngày x 8 tuần và 2 viên x 2 lần/ngày; trong 2 tuần đầu, sau duy trì 2 viên x 2 lần/ngày x 6 tuần. Nếu không dùng được đường tiêm thì uống 3 viên/ngày x 8 tuần. Uống thuốc 15 phút trước bữa ăn. Thuốc có thể dùng lâu dài, dùng nhắc lại 6 tháng tùy theo đáp ứng, không gây rối loạn dạ dày, ruột. Chống chỉ định: Dị ứng với thuốc, thận trọng dùng cho người có thai và người bị bệnh tiểu đường vì thử nghiệm trên động vật có biểu hiện làm gia tăng sự đề kháng insulin. GS đã được dùng trong điều trị THK từ năm 1994, được dùng ở hơn 70 nước trên thế giới, và đã có mặt ở Việt Nam trong vài năm gần đây. Glucosamin dạng sulfat so với các dạng glucosamin khác (hydroclorid hoặc N-acetyl...) thì hiệu quả cao hơn, dễ hấp thu và giá thành hợp lý hơn. Hiệu quả dùng thuốc thường chỉ biểu hiện ...

Tài liệu được xem nhiều: