Danh mục

Thuốc không được dùng khi bị sốt xuất huyết

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 93.73 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sốt xuất huyết gây ra các rối loạn, đặc biệt ở mạch máu – máu. Dùng thuốc nhằm lập lại thăng bằng, chống lại các triệu chứng bất lợi. Nhưng nếu dùng không đúng thuốc, không đúng cách thì sự rối loạn ấy sẽ tiến triển theo hướng xấu, khiến bệnh trầm trọng thêm. Nắm vững bệnh lý trước khi dùng thuốc Virus Dengue gây ra sốt xuất huyết (SXH) không hoặc có sốc. Trong SXH không sốc: Sự giãn mạch nhẹ, huyết tương thoát ra ngoài thành mạch ít. Trong SXH có sốc có 3 biểu hiện: Giãn mạch...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuốc không được dùng khi bị sốt xuất huyếtThuốc không được dùng khi bị sốt xuất huyếtSốt xuất huyết gây ra các rối loạn, đặc biệt ở mạch máu – máu. Dùng thuốcnhằm lập lại thăng bằng, chống lại các triệu chứng bất lợi. Nhưng nếu dùngkhông đúng thuốc, không đúng cách thì sự rối loạn ấy sẽ tiến triển theohướng xấu, khiến bệnh trầm trọng thêm.Nắm vững bệnh lý trước khi dùng thuốcVirus Dengue gây ra sốt xuất huyết (SXH) không hoặc có sốc. Trong SXHkhông sốc: Sự giãn mạch nhẹ, huyết tương thoát ra ngoài thành mạch ít.Trong SXH có sốc có 3 biểu hiện: Giãn mạch mạnh, làm cho huyết tươngthoát ra ngoài thành mạch nhiều, dẫn đến máu bị cô đặc, lượng máu lưuthông giảm, gây tụt huyết áp, tim nhanh rồi trụy tim mạch. Rối loạn đôngmáu thể hiện ở chỗ biến đổi thành mạch, hạ tiểu cầu, rối loạn đông máu làmxuất huyết. Hệ thống bổ thể và làm giảm C3-C5 huyết thanh bị kích hoạt.Sự phát triển virus Dengue có điểm đặc biệt: Khi virut mới xâm nhập, có thểsinh ra kháng thể; kháng thể làm cho virut gắn với tế bào đơn nhân – đạithực bào thành một tổ hợp. Sau đó, tế bào lympho tấn công vào tổ hợp này,phá hủy tế bào đơn nhân – đại thực bào, lại giải phóng ra virut và chất gâygiãn mạch, tromboplastin bạch cầu, chất hoạt hóa C3. Chất C3 lại hoạt hóathành chất kích thích tế bào đơn nhân – đại thực bào. Chu trình lặp lại nhưtrên. Như thế kháng thể không chặn được virut, trái lại làm chỗ ẩn náu chovirut phát triển.Các thuốc thường dùng và không được dùng:Dùng thuốc hạ nhiệt:- Chỉ dùng paracetamol: Paracetamol độc với gan, thận nhưng tính độc nàychỉ xảy ra khi dùng liều rất cao (15g/ngày với người lớn) và hoặc/ lâu dàihay khi dùng cùng với nhiều rượu (rượu làm cạn kiệt nguồn glutathion đểchuyển hóa paracetamol thành chất không độc). Còn khi dùng với liều điềutrị (thấp hơn nhiều so với liều trên) trong thời gian ngắn (2-5 ngày để hạ sốt)thì paracetamol không gây độc cho cả người lớn lẫn trẻ em. Liều dùng trongđiều trị SXH: Một lần: 15mg/kg thể trọng (750mg cho người 50kg). Mộtngày: 2-3 lần (1.500mg-2.250mg).- Không được dùng aspirin: Trong SXH có hiện tượng chảy máu. Aspirinngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên làm cho việc chảy máu doSXH gây ra không cầm được (nhất là xuất huyết đường tiêu hóa). Kết quảlàm cho bệnh trầm trọng thêm. Do vậy, trong SXH, không được dùngaspirin cho cả người lớn và trẻ em. Riêng với trẻ em càng đặc biệt chú ý việccấm này vì: aspirin là yếu tố thúc đẩy gây hội chứng Reye (phù não và suygan nhiễm mỡ với tỷ lệ tử vong khoảng 30-50%, nếu sống sót cũng để lại dichứng tổn thương não vĩnh viễn). Aspirin làm tăng độ acid (vốn thấp ở dạdày trẻ), gây bỏng rát viêm đường tiêu hóa, nặng hơn gây xuất huyết đườngtiêu hóa.- Không dùng kháng viêm không steroid: Tuy không làm ngưng tập kết tiểucầu mạnh như aspirin nhưng các kháng viêm không steroid đều có tính này(với các mức khác nhau) nên cũng làm cho việc chảy máu trong SXHkhông cầm được. Do vậy không dùng chúng trong SXH. Trên thị trường cócác loại thuốc cấm (bán không cần đơn) trong thành phần thường có chứakháng viêm không steroid. Ví dụ biệt dược: alaxan chứa kháng viêm khôngsteroid (ibuprofen). Tránh dùng nhầm các loại biệt dược loại này.

Tài liệu được xem nhiều: