Thông tin tài liệu:
Thương hiệu đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn. Đó là một công cụ quản lý có thể tạo ra giá trị trong kinh doanh. Tuy nhiên, hiện số lượng thương hiệu mạnh của châu Á chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong số các thương hiệu mạnh trên thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thương hiệu không phải là sự hào nhoáng Thương hiệu không phải làsự hào nhoángThương hiệu đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn. Đó làmột công cụ quản lý có thể tạo ra giá trị trong kinh doanh.Tuy nhiên, hiện số lượng thương hiệu mạnh của châu Á chỉchiếm một phần rất nhỏ trong số các thương hiệu mạnh trênthế giới.Theo như đánh giá của các chuyên gia kinh tế trên thế giới, cácdoanh nghiệp Châu Á tạo dựng nên một thương hiệu mạnh chủyếu bằng cách tập trung vào chất lượng sản phẩm với giá cảcạnh tranh. Cho tới gần đây, các doanh nghiệp này mới bắt đầuphần nào chú ý đến một chiến lược xây dựng thương hiệu, trongkhi đó các công ty Mỹ và châu Âu từ lâu đã coi việc phát triểnthương hiệu là trọng tâm của chiến lược kinh doanh của họ.Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Châu Á hầu hết đều không coitrọng vấn đề xây dựng thương hiệu. Rất nhiều ông chủ cácdoanh nghiệp Châu Á hiện nay coi thương hiệu chỉ là cái vỏ hàonhoáng bề ngoài. Chỉ cần nhìn vào “Bollywoodisation” thuộcngành quảng cáo Ấn Độ bạn sẽ hiểu tại sao hoạt động phát triểnthương hiệu ở châu Á được coi như một ngành chạy theoThương hiệu không chỉ là một công cụ bán hàngXem xét bất kỳ một nhãn hiệu nào trong số những thương hiệuhàng đầu thế giới như Cocacola, BMW, American Express,Adidas, chúng ta có thể thấy họ đều rất coi trọng thương hiệu. Tấtcả những Công ty lớn này đều coi thương hiệu của họ có ý nghĩanhiều hơn là một công cụ bán hàng: đó là một công cụ quản lý cóthể tạo ra giá trị trong kinh doanh. Một thương hiệu mạnh có thểlàm tăng lợi nhuận và lãi cổ phần.Những doanh nghiệp châu Á thế hệ mới muốn tạo được vị thếtrong môi trường kinh doanh toàn cầu phải là biết coi trọngthương hiệu. Giám đốc điều hành và giám đốc tài chính phải hiểurằng chiến lược xây dựng thương hiệu có khả năng làm thay đổicả một doanh nghiệp.Về một khía cạnh kinh doanh, có một từ có thể tóm tắt tầm quantrọng của thương hiệu, đó là tiền. Khi viết cuốn sách “TheBusiness of Brands”, các tác giả đã nói chuyện với nhiều giámđốc tài chính của những thương hiệu hàng đầu thế giới. Và rấtnhiều trong số họ cho rằng giá trị thật của thương hiệu là khảnăng duy trì và phát triển dòng tiền (cash flows). Đây là một chủđề then chốt mới nổi lên:Một thương hiệu mạnh có thể làm tăng dòng tiềnTại sao chúng ta lại cảm thấy thích thú hơn khi trả 200 USD đểmua một đôi giày nhãn hiệu Nike thay vì chỉ mất 50 USD cho mộtđôi giày không tên tuổi khác? Khách hàng biết giá trị của thươnghiệu và sẵn sàng trả tiền cho nó. Một thương hiệu mạnh có thểlàm tăng dòng tiền của Công ty bạn bằng cách chiếm lĩnh thịphần và khiến cho một cái giá cao hơn mức thông thường trởnên chấp nhận được.Một thương hiệu mạnh có thể đẩy nhanh tốc độ quay vòng củadòng tiềnRút ngắn khoảng cách thời gian giữa đầu tư và thu hồi vốn có thểgiúp tăng giá trị cổ phần. Những Công ty có thương hiệu mạnh cóthể tung ra những sản phẩm và dịch vụ mới nhanh hơn nhữngCông ty thương hiệu yếu, do mức độ tín nhiệm hiện có củathương hiệu khiến cho khách hàng dễ chấp nhận. Thậm chí cóbằng chứng cho thấy một thương hiệu mạnh có thể kích thích sựđổi mới, đóng vai trò như một “ngôi sao Bắc đẩu” hướng dẫn hoạtđộng nghiên cứu và triển khai, nhờ đó đẩy nhanh tốc độ thu hồiốn đầu tư vào phát triển sản phẩm.Một thương hiệu mạnh có thể kéo dài vòng đời sản phẩmNhiều thương hiệu có sức sống thật sự, chúng nổi tiếng trongmột thời gian dài và thậm chí vẫn theo kịp thời đại. Ví dụ nhưnước khoáng Evian được đóng chai từ năm 1826 và Cocacolacũng đã nổi tiếng từ năm 1887. Những thương hiệu lớn và nổitiếng cho người ta sự đảm bảo: họ cảm thấy yên tâm với nhữngthương hiệu này. Đây cũng là lý do phần nào lý giải tại sao nhữngthương hiệu mạnh có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Tấtnhiên, duy trì được một thương hiệu không phải chuyện dễ dàng,một thương hiệu được đầu tư tốt có thể trở thành con gà đẻtrứng vàng.Một thương hiệu mạnh có thể giảm bớt rủi ro đối với dòng tiềnBảo vệ dòng tiền của một doanh nghiệp tránh khỏi những rủi rothường có trong kinh doanh là một vấn đề khiến cho giám đốc tàichính của các doanh nghiệp phải đau đầu. Những thương hiệumạnh đã chứng tỏ khả năng giảm bớt rủi ro đối với doanh nghiệp.Trong những thời kỳ thương trường hỗn loạn, thương hiệu mạnhcó thể là nguồn gốc của sự ổn định. Một thương hiệu mạnh cóthể tạo ra rào chắn ngăn chặn sự thâm nhập của đối thủ cạnhtranh, nhờ đó giảm bớt nguy cơ cạnh tranh đối với dòng tiền.Nghiêm túc hơn đối với vấn đề xây dựng thương hiệuĐã đến lúc các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Châu Á phải có cáinhìn nghiêm túc đối với vấn đề thương hiệu. Tất nhiên, thươnghiệu là một vấn đề rất phức tạp, là một thứ rất khó nắm bắt, nóiđến những yếu tố vật chất của một doanh nghiệp còn dễ hiểuhơn là nói đến thương hiệu. Theo lời Jeremy Bullmore, một giámđốc của WPP, người khổng lồ trong ngành quảng ...