Tiền giả định và các đặc điểm văn hóa trong sinh hoạt của cộng đồng
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 73.14 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này tập trung phân tích mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ở cấp độ phát ngôn, diễn ngôn mà trực tiếp là mối quan hệ giữa tiền giả định và các đặc điểm văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiền giả định và các đặc điểm văn hóa trong sinh hoạt của cộng đồng JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 3-9 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TIỀN GIẢ ĐỊNH VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TRONG SINH HOẠT CỦA CỘNG ĐỒNG Đỗ Việt Hùng Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa cộng đồng đã được đề cập đến từ lâu và được hầu hết các nhà khoa học thừa nhận. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tiếng Việt với các đặc trưng văn hóa người Việt. Tuy nhiên, phần lớn các công trình phân tích mối quan hệ này từ góc độ từ vựng. Bài viết này tập trung phân tích mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ở cấp độ phát ngôn, diễn ngôn mà trực tiếp là mối quan hệ giữa tiền giả định và các đặc điểm văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng. Từ khóa: Ngôn ngữ, văn hóa, tiền giả định. 1. Mở đầu Cùng với sự phát triển của các phương pháp tiếp cận ngữ nghĩa học, có thể chia các lí thuyết ngữ nghĩa thành hai nhóm: ngữ nghĩa học khách quan (Frege G.,Searle J.A. [4], Wunderlich D. ...) và ngữ nghĩa học tri nhận (Bierwisch M., Langacker R.W.[6], Lakoff G.P. [7]...). Các nhà ngữ nghĩa học khách quan cho rằng nghĩa là hiện tượng nằm trong thế giới ngoài con người, còn các nhà ngữ nghĩa học tri nhận lại cho rằng việc giải nghĩa phát ngôn, tức nghĩa nằm trong trí óc của con người. Trong Ngữ nghĩa học khách quan “Nghĩa được xác định bởi các thuật ngữ về khả năng của kí hiệu ứng với thế giới khách quan một cách trực tiếp, không cần đến cách hiểu của con người” [7]. Trong khi đó, Ngữ nghĩa học tri nhận cho rằng “nghĩa là thứ có giá trị đối với con người tư duy” [7]. Việc chuyển hướng sang nghiên cứu tri nhận trong ngữ nghĩa học hình thành một quá trình tri nhận hóa phương pháp luận ngôn ngữ học mà nghĩa được coi như kết quả của những người tham gia giao tiếp trong việc cấu trúc hóa thế giới. Quan hệ giữa ngôn ngữ với các vấn đề nhận thức – tư duy của cộng đồng được hầu hết các nhà khoa học hiện nay chấp nhận. Đã có khá nhiều công trình bàn về mối quan hệ này, tuy nhiên nó chủ yếu được đề cập đến từ góc độ từ vựng, cụ thể là từ các bình diện: sự “chia cắt” thế giới thành nghĩa của từ (Bức tranh ngôn ngữ về thế giới), đặc trưng nhận thức – văn hóa cộng đồng Ngày nhận bài 11/1/2014. Ngày nhận đăng 25/05/2014. Liên lạc Đỗ Việt Hùng, e-mail: doviethungster@gmail.com 3 Đỗ Việt Hùng qua các phương thức định danh, qua thành ngữ v.v. vẫn còn ít công trình phân tích chuyên sâu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ với văn hóa cộng đồng từ góc độ phát ngôn. Trong khi đó, các hành vi ngôn ngữ gián tiếp, các vấn đề về nghĩa hàm ẩn, trực tiếp hay gián tiếp đều gắn với các đặc điểm nhận thức – tư duy – văn hóa của cộng đồng. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến mối quan hệ giữa các đặc điểm trong văn hóa sinh hoạt của cộng đồng thông qua phân tích tiền giả định trong các phát ngôn được thu thập từ thực tế giao tiếp của cộng đồng. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về tiền giả định (pp’) Tiền giả định là một trong hai loại nghĩa hàm ẩn (tiền giả định và hàm ngôn) được các nhà nghiên cứu nhắc tới. Nói một cách khái quát thì tiền giả định (pp’) là những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình. Như vậy, tiền giả định, khác với hàm ngôn, là những nội dung có sẵn, trước khi phát ngôn được phát ra, được coi là cơ sở để một phát ngôn phát ra bình thường. Phân loại tiền giả định, các nhà nghiên cứu thường chia tiền giả định thành tiền giả định bách khoa và tiền giả định ngôn ngữ (Đến lượt mình, tiền giả định ngôn ngữ được chia tiếp thành tiền giả định từ vựng, tiền giả định cú pháp v.v.). Trong hai loại tiền giả định, tiền giả định bách khoa gắn nhiều hơn với các vấn đề nhận thức – tư duy – văn hóa của cộng đồng, bởi lẽ, tiền giả định bách khoa (hay còn gọi là hoàn cảnh giao tiếp rộng [1]) là toàn bộ những hiểu biết về tự nhiên, xã hội của cộng đồng có trong nhận thức của những người tham gia giao tiếp. 2.2. Vai trò của tiền giả định bách khoa đối với hoạt động giao tiếp Bất kì một hoạt động giao tiếp nào cũng diễn ra trong bối cảnh tự nhiên và xã hội nhất định. Tổng thể các đặc điểm tự nhiên và xã hội của một dân tộc, một cộng đồng làm thành tiền giả định bách khoa đối với một cuộc giao tiếp. Tiền giả định bách khoa tồn tại dưới dạng những hiểu biết, những kinh nghiệm về thế giới tự nhiên và xã hội có trước hoạt động giao tiếp trong tư duy người phát, người nhận. Tiền giả định bách khoa, tuy không tham gia trực tiếp vào giao tiếp nhưng vốn hiểu biết chung giữa các nhân vật giao tiếp về nó là điều kiện để cho một cuộc giao tiếp ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiền giả định và các đặc điểm văn hóa trong sinh hoạt của cộng đồng JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 3-9 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TIỀN GIẢ ĐỊNH VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TRONG SINH HOẠT CỦA CỘNG ĐỒNG Đỗ Việt Hùng Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa cộng đồng đã được đề cập đến từ lâu và được hầu hết các nhà khoa học thừa nhận. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tiếng Việt với các đặc trưng văn hóa người Việt. Tuy nhiên, phần lớn các công trình phân tích mối quan hệ này từ góc độ từ vựng. Bài viết này tập trung phân tích mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ở cấp độ phát ngôn, diễn ngôn mà trực tiếp là mối quan hệ giữa tiền giả định và các đặc điểm văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng. Từ khóa: Ngôn ngữ, văn hóa, tiền giả định. 1. Mở đầu Cùng với sự phát triển của các phương pháp tiếp cận ngữ nghĩa học, có thể chia các lí thuyết ngữ nghĩa thành hai nhóm: ngữ nghĩa học khách quan (Frege G.,Searle J.A. [4], Wunderlich D. ...) và ngữ nghĩa học tri nhận (Bierwisch M., Langacker R.W.[6], Lakoff G.P. [7]...). Các nhà ngữ nghĩa học khách quan cho rằng nghĩa là hiện tượng nằm trong thế giới ngoài con người, còn các nhà ngữ nghĩa học tri nhận lại cho rằng việc giải nghĩa phát ngôn, tức nghĩa nằm trong trí óc của con người. Trong Ngữ nghĩa học khách quan “Nghĩa được xác định bởi các thuật ngữ về khả năng của kí hiệu ứng với thế giới khách quan một cách trực tiếp, không cần đến cách hiểu của con người” [7]. Trong khi đó, Ngữ nghĩa học tri nhận cho rằng “nghĩa là thứ có giá trị đối với con người tư duy” [7]. Việc chuyển hướng sang nghiên cứu tri nhận trong ngữ nghĩa học hình thành một quá trình tri nhận hóa phương pháp luận ngôn ngữ học mà nghĩa được coi như kết quả của những người tham gia giao tiếp trong việc cấu trúc hóa thế giới. Quan hệ giữa ngôn ngữ với các vấn đề nhận thức – tư duy của cộng đồng được hầu hết các nhà khoa học hiện nay chấp nhận. Đã có khá nhiều công trình bàn về mối quan hệ này, tuy nhiên nó chủ yếu được đề cập đến từ góc độ từ vựng, cụ thể là từ các bình diện: sự “chia cắt” thế giới thành nghĩa của từ (Bức tranh ngôn ngữ về thế giới), đặc trưng nhận thức – văn hóa cộng đồng Ngày nhận bài 11/1/2014. Ngày nhận đăng 25/05/2014. Liên lạc Đỗ Việt Hùng, e-mail: doviethungster@gmail.com 3 Đỗ Việt Hùng qua các phương thức định danh, qua thành ngữ v.v. vẫn còn ít công trình phân tích chuyên sâu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ với văn hóa cộng đồng từ góc độ phát ngôn. Trong khi đó, các hành vi ngôn ngữ gián tiếp, các vấn đề về nghĩa hàm ẩn, trực tiếp hay gián tiếp đều gắn với các đặc điểm nhận thức – tư duy – văn hóa của cộng đồng. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến mối quan hệ giữa các đặc điểm trong văn hóa sinh hoạt của cộng đồng thông qua phân tích tiền giả định trong các phát ngôn được thu thập từ thực tế giao tiếp của cộng đồng. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về tiền giả định (pp’) Tiền giả định là một trong hai loại nghĩa hàm ẩn (tiền giả định và hàm ngôn) được các nhà nghiên cứu nhắc tới. Nói một cách khái quát thì tiền giả định (pp’) là những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình. Như vậy, tiền giả định, khác với hàm ngôn, là những nội dung có sẵn, trước khi phát ngôn được phát ra, được coi là cơ sở để một phát ngôn phát ra bình thường. Phân loại tiền giả định, các nhà nghiên cứu thường chia tiền giả định thành tiền giả định bách khoa và tiền giả định ngôn ngữ (Đến lượt mình, tiền giả định ngôn ngữ được chia tiếp thành tiền giả định từ vựng, tiền giả định cú pháp v.v.). Trong hai loại tiền giả định, tiền giả định bách khoa gắn nhiều hơn với các vấn đề nhận thức – tư duy – văn hóa của cộng đồng, bởi lẽ, tiền giả định bách khoa (hay còn gọi là hoàn cảnh giao tiếp rộng [1]) là toàn bộ những hiểu biết về tự nhiên, xã hội của cộng đồng có trong nhận thức của những người tham gia giao tiếp. 2.2. Vai trò của tiền giả định bách khoa đối với hoạt động giao tiếp Bất kì một hoạt động giao tiếp nào cũng diễn ra trong bối cảnh tự nhiên và xã hội nhất định. Tổng thể các đặc điểm tự nhiên và xã hội của một dân tộc, một cộng đồng làm thành tiền giả định bách khoa đối với một cuộc giao tiếp. Tiền giả định bách khoa tồn tại dưới dạng những hiểu biết, những kinh nghiệm về thế giới tự nhiên và xã hội có trước hoạt động giao tiếp trong tư duy người phát, người nhận. Tiền giả định bách khoa, tuy không tham gia trực tiếp vào giao tiếp nhưng vốn hiểu biết chung giữa các nhân vật giao tiếp về nó là điều kiện để cho một cuộc giao tiếp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Văn hóa cộng đồng Khoa học xã hội Vai trò của ngôn ngữ Ngôn ngữ học Tiền giả định Sinh hoạt cộng đồngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề cương môn: Dẫn luận ngôn ngữ học - PGS.TS Vũ Đức Nghiệu
11 trang 592 2 0 -
8 trang 317 0 0
-
6 trang 278 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 265 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 246 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 242 0 0 -
5 trang 232 0 0
-
10 trang 208 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 206 0 0 -
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 204 0 0