Danh mục

Tiến hóa ( phần 1 ) Quan hệ phát sinh của các ngành động vật

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 222.21 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiến hóa ( phần 1 ) Quan hệ phát sinh của các ngành động vật Hiện nay đã biết khoảng 40 ngành động vật, mỗi ngành được đặc trưng bằng một sơ đồ cấu trúc cơ thể riêng, ở một mức độ tổ chức nhất định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiến hóa ( phần 1 ) Quan hệ phát sinh của các ngành động vậtTiến hóa ( phần 1 )Quan hệ phát sinh của các ngành động vậtHiện nay đã biết khoảng 40 ngành động vật, mỗi ngành được đặc trưngbằng một sơ đồ cấu trúc cơ thể riêng, ở một mức độ tổ chức nhất định.Từ kỷ Cambri đến nay động vật tiến hoá theo hướng làm phong phú thêmcác đơn vị phân loại trong từng ngành động vật chứ không xuất hiện thêmngành mới nào.Với p hát hiện hoá thạch ở giai đoạn phôi giống với p hôi của động vật chân khớp trong trầm tích ở Nam Trung Quốc có 570 triệu năm tuổicho thấy động vật Đa b ào đã xuất hiện trước bùng nổ Cambri nhiều,nhưng vì một lý do nào đó vết tích của động vật đã không được giữ lạidưới dạng hoá thạch (ví dụ điều kiện môi trường Quả đất không thíchhợp). Dẫn liệu này phù hợp với dẫn liệu của các nhà phân lo ại học dựa trên sinh học phân tử cho rằng động vật Đa bào ít nhất xuất hiện trước Cambri bùng nổ 100 triệu năm. Tuy nhiên có thể thấy rằng, đến bùng nổ Cambri (cách nay 530 triệu năm) đại diện của các ngànhđộng vật đa bào đã xuất hiện. Tuy còn nhiều ý kiến tranh luận nhưngnhiều nhà sinh vật học đã chấp nhận quan điểm đơn phát sinh(monophyletic) của giới động vật, tức là tất cả các động vật có chung mộtnguồn gốc. Trong quá trình phân ly, tiến hoá chọn lọc đã hình thành nêncác loài động vật hiện sống, ở trên các nhánh (ngành), cành (lớp)... V ìvậy người ta đã thể hiện mối quan hệ phát sinh chủng loại trên sơ đồ mộtcây, một gốc, trên đó to ả ra nhiều nhánh, rồi các nhánh lại toả ra nhiềucành... (hình 12.1). Hình 12.1 là một trong các cây phát sinh động vậtđược xây dựng trên quan điểm đơn phát sinh nhằm giới thiệu quan hệphát sinh giữa các ngành động vật.Trên hình này có ghi chú 2 môi trường sống lớn, phản ánh quá trìnhchuyển từ đời sống dưới nước lên trên cạn và ghi chú các giai đoạn pháttriển cá thể của động vật Đa bào, tương ứng với mức độ tổ chức của cácngành động vật. Trên hàng ngang giới thiệu các mức độ tổ chức của cácngành và của các lớp (ở các ngành động vật lớn), các số 1, 2, 3... giớithiệu nơi toả ra các hướng phân ly để hình thành các ngành mới hay cácnhóm mới trong tiến hoá. Ngoài ra đặc điểm của các nhóm lớn trongngành cũng đ ược giới thiệu.Sơ đồ quan hệ phát sinh của các ngành động vật (theo Thái Trần Bái)Cuối thế kỷ, nhiều dẫn liệu mới về cấu trúc hiển vi và siêu hiển vi, vềphát triển cá thể và đặc biệt là về cấu trúc phân tử của gen của một số loàiđộng vật đ ã cho thấy có nhiều vấn đề mới có liên quan đ ến phát sinhchủng loại của các ngành động vật. Có thể nêu các vấn đề sau:Ngày càng có nhiều dẫn liệu để chứng minh sự hình thành hai nhóm độngvật Có miệng nguyên sinh (Protostomia) và động vật Có miệng thứ sinh(Deuterostomia). Ngoài các đặc điểm sai khác về sự phân cắt trứng (xoắnốc hay phóng xạ, xác định hay không xác định), về sự hình thành lá phôithứ 3 (từ phôi bào 4d hay một phần của ruột nguyên thuỷ), về cách hìnhthành thể xoang (phân tách hay lõm ruột), về số lượng của đôi túi thểxoang (nhiều hơn 3 đôi hay ít hơn 3 đôi) và về quan hệ giữa miệng phôivới miệng con trưởng thành (miệng con trưởng thành được hình thành từmiệng phôi hay hình thành mới)... vẫn được dùng đ ể phân biệt 2 hướngtiến hoá.Ngoài ra còn được bổ sung một số đặc điểm phân biệt khác như so sánhấu trùng vận chuyển bằng lông bơi của động vật Có miệng nguyên sinh(ĐVCMNS) và động vật Có miệng thứ sinh (ĐVCMTS) thì nhómĐVCMTS mỗi tế bào chỉ có một lông bơi, còn ở nhóm ĐVCMNS thì mỗitế bào có nhiều lông bơi. Hoạt động đưa thức ăn vào miệng ngược dòngnước hay xuôi dòng nước cũng khác nhau ở 2 nhóm. Các dẫn liệu so sánhvề cấu trúc phân tử của các đoạn gen 18S rARN cũng cho thấy rõ sự saikhác nhau này. Ngày nay càng có nhiều nghi vấn khi sử dụng các loạixoang cơ thể (không có xoang, có xoang giả và có xoang chính thức) nhưlà một tiêu chuẩn để xác định quan hệ phát sinh chủng loại. Rõ ràng độngvật Có thể xoang có ưu thế chọn lọc.Ví dụ khoảng trống giữa thành cơ thể và thành ruột giúp nội quan có thểthay đ ổi vị trí hay độ lớn mà không ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, dịchthể xoang có nhiều chức phận quan trọng, hoạt động của thể xoang như làmột bộ xương nước giúp cho nhiều loài động vật di chuyển...Tuy nhiên nếu xét về quá trình hình thành xoang cơ thể thì ít nhất có 3 lầnhình thành xoang cơ thể độc lập trong tiến hoá của động vật. Một lần từxoang phôi (hình thành nên xoang giả của động vật Có xoang giả), mộtlần từ phần lõm của ruột (để hình thành thể xoang của động vật Có miệngthứ sinh) và một lần tách ra từ khối tế bào lá phôi giữa (để hình thành thểxoang của động vật Có miệng nguyên sinh). Mặt khác một số nhóm độngvật lại hình thành và tiêu giảm thể xoang rất dễ dàng. Ví dụ như ở giunđốt thì thể xoang rất phát triển, trong khi đó lại tiêu giảm rất nhiều ở đỉa,hay một số giun tròn không có “xoang giả”. Có thể nghĩ rằng, ở mức độthấp việc xuất hiện khoảng trống giữa thành cơ thể và thành ruột đượcxem như là một đặc điểm thí ...

Tài liệu được xem nhiều: