Tiến trình chuyển đổi số của ngành công nghiệp và dịch vụ Việt Nam
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.36 MB
Lượt xem: 31
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nhằm phân tích những bài học kinh nghiệm, những dữ liệu về kinh tế số của 2 nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển, nhận dạng những vấn đề về công nghệ số, số hóa, tự động hóa và tiến triển của nền kinh tế số Việt Nam ở góc độ ngành công nghiệp và dịch vụ. Từ đó, một số gợi ý chính sách và giải pháp để ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nhanh công nghệ số và nền kinh tế số ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiến trình chuyển đổi số của ngành công nghiệp và dịch vụ Việt Nam 96 TIẾN TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ VIỆT NAM TS. Hồ Cao Việt Trường Đại học Văn Hiến Email: VietHC@vhu.edu.vn Tóm tắt Trong 2 thập niên qua, việc tăng tốc độ đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước đã mang lại một luồng sinh khí mới cho ngành công nghiệp và dịch vụ ở Việt Nam. Sự du nhập và chuyển đổi của những công nghệ tân tiến từ các quốc gia phương Tây vào Việt Nam đã góp phần thay đổi cơ cấu của nền kinh tế và kinh tế số, trong đó có ngành công nghiệp và dịch vụ. Các chính sách vĩ mô cũng như các động thái của từng doanh nghiệp trong hai lãnh vực công nghiệp và dịch vụ trước những làn sóng ứng dụng kỹ thuật số, công nghệ số, số hóa ngày càng nhanh. Tuy nhiên, điều kiện hạ tầng số ở Việt Nam còn rất nhiều bất cập và hạn chế, chính là những rào cản dẫn đến tiến trình số hóa trong 2 lãnh vực này diễn ra khá chậm trong những năm gần đây. Sự lan truyền dịch bệnh do Covid-19, sự đứt gãy chuỗi cung ứng, sự thiếu hụt nguyên liệu, mất cân đối cung – cầu đã tạo nên sức ép cho các doanh nghiệp trong lãnh vực công nghiệp và dịch vụ phải nahnh chóng số hóa, chuyển đổi từ phương thức quản trị truyền thống sang phương thức quản trị số, từng bước đơn giản hóa các thủ tục, chuyển đổi nhanh chóng thông tin, tính chính xác càng cao và sự rút ngắn về thời gian đáng kể, tiết giảm một lượng rất lớn nguồn nhân lực và tổn thất của xã hội. Số hóa, công nghệ số, tự động hóa là những xu hướng chung của nhân loại trong thế kỷ XXI. Doanh nghiệp trong lãnh vực công nghiệp và dịch vụ càng nhanh chóng ứng dụng công nghệ này, thì càng mang lại nhiều lợi thế so sánh hơn so với đối thủ cạnh tranh, giảm thiểu chi phí đầu vào và tăng hiệu quả doanh nghiệp. Để thực thi tiến trình số hóa, cần có những chính sách vĩ mô như: xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, chuyển đổi nhận thức quản trị của doanh nghiệp, tiếp cận các công nghệ số tiên tiến của thế giới, đào tạo nguồn nhân lực có khả năng ứng dụng-quản lý-vận hành các công nghệ số cho ngành công nghiệp và dịch vụ, bản quyền cho các phát minh & phát kiến về công nghệ số, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho doanh nghiệp. Từ khóa: Kinh tế số, Công nghệ số, Số hóa, Tự động hóa, Công nghiệp, Dịch vụ. 1. Đặt vấn đề Công nghệ số đang dần dần chuyển đổi và tác động rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp trong cả lãnh vực sản xuất hàng hóa, kinh doanh và dịch vụ trong những năm gần đây. Nhờ công nghệ số doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng đến thị trường, mở rộng thị phần, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao hơn, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với những doanh nghiệp không áp dụng công nghệ số hoặc số hóa, tự động hóa. Nhà nước, các tổ chức tư nhân, các cá nhân và phương tiện truyền thông ngày càng tập trung các chính sách vĩ mô cũng như vi mô trong việc lan rộng và triển khai ngành công nghệ số trong nền kinh tế, từ đó, tạo ra bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế số. Từ những thập niên 2010, những sản phẩm số đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và hiện nay những sản phẩm đó ngày càng đóng vai trò quan trọng và quyết định trong hầu hết các sản phẩm @ Trường Đại học Đà Lạt 97 công nghệ cao và dịch vụ hoàn thiện. Nhu cầu việc làm, sự dịch chuyển lao động tác động rất lớn đến việc áp dụng công nghệ số vào sản xuất và dịch vụ. Dịch Covid-19 là một trong những thử thách lớn đã thúc đẩy những công nghệ số, trí tuệ thông minh nhân tạo, các nền tảng xã hội ngày càng phát triển nhanh hơn. Hoa Kỳ, Singapore, Canada, Nhật Bản là những quốc gia có sự phát triển công nghệ số rất nhanh trong giai đoạn 2010-2019 so với các quốc gia khác. Các nước đang phát triển như Thailand, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc cũng phát triển nhanh công nghệ số (so với Việt Nam). Việt Nam có sự khởi đầu, tiếp cận và tiến triển chậm trong công nghệ số, số hóa và tự động hóa so với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới. Sự yếu kém do các nguyên nhân về hạ tầng công nghệ số, nguồn nhân lực và chính sách vĩ mô bất cập. Chính vì thế, việc chuyển đổi công nghệ số ở Việt Nam trong hai ngành công nghiệp và dịch vụ chủ yếu ở các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và một số doanh nghiệp tư nhân trong nước. Bài viết nhằm phân tích những bài học kinh nghiệm, những dữ liệu về kinh tế số của 2 nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển, nhận dạng những vấn đề về công nghệ số, số hóa, tự động hóa và tiến triển của nền kinh tế số Việt Nam ở góc độ ngành công nghiệp và dịch vụ. Từ đó, một số gợi ý chính sách và giải pháp để ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nhanh công nghệ số và nền kinh tế số ở Việt Nam. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tiếp cận khái niệm kinh tế số, công nghệ số và số hóa Khái niệm về kinh tế số (Digital economic): Theo ADB (2021): Khái niệm Digital Economy được nêu ra bởi Don Tapscott năm 1996 trong xuất bản có tên: “The Digital Economy: Promise and Peril in the Age of Networked Intelligence”. Kể từ đó nhiều khái niệm liên quan đến kinh tế số được phát triển và có nhiều sự nhất quán lẫn khác biệt trong việc phân loại các khái niệm này (Bukht and Heeks 2017). Một cách tổng quát, kinh tế số đóng góp và GDP của một quốc gia và được đo lường bằng các phương thức định lượng. Đo lường kinh tế số bằng phân tích hiệu quả đầu vào – đầu ra (Input-output analysis), ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiến trình chuyển đổi số của ngành công nghiệp và dịch vụ Việt Nam 96 TIẾN TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ VIỆT NAM TS. Hồ Cao Việt Trường Đại học Văn Hiến Email: VietHC@vhu.edu.vn Tóm tắt Trong 2 thập niên qua, việc tăng tốc độ đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước đã mang lại một luồng sinh khí mới cho ngành công nghiệp và dịch vụ ở Việt Nam. Sự du nhập và chuyển đổi của những công nghệ tân tiến từ các quốc gia phương Tây vào Việt Nam đã góp phần thay đổi cơ cấu của nền kinh tế và kinh tế số, trong đó có ngành công nghiệp và dịch vụ. Các chính sách vĩ mô cũng như các động thái của từng doanh nghiệp trong hai lãnh vực công nghiệp và dịch vụ trước những làn sóng ứng dụng kỹ thuật số, công nghệ số, số hóa ngày càng nhanh. Tuy nhiên, điều kiện hạ tầng số ở Việt Nam còn rất nhiều bất cập và hạn chế, chính là những rào cản dẫn đến tiến trình số hóa trong 2 lãnh vực này diễn ra khá chậm trong những năm gần đây. Sự lan truyền dịch bệnh do Covid-19, sự đứt gãy chuỗi cung ứng, sự thiếu hụt nguyên liệu, mất cân đối cung – cầu đã tạo nên sức ép cho các doanh nghiệp trong lãnh vực công nghiệp và dịch vụ phải nahnh chóng số hóa, chuyển đổi từ phương thức quản trị truyền thống sang phương thức quản trị số, từng bước đơn giản hóa các thủ tục, chuyển đổi nhanh chóng thông tin, tính chính xác càng cao và sự rút ngắn về thời gian đáng kể, tiết giảm một lượng rất lớn nguồn nhân lực và tổn thất của xã hội. Số hóa, công nghệ số, tự động hóa là những xu hướng chung của nhân loại trong thế kỷ XXI. Doanh nghiệp trong lãnh vực công nghiệp và dịch vụ càng nhanh chóng ứng dụng công nghệ này, thì càng mang lại nhiều lợi thế so sánh hơn so với đối thủ cạnh tranh, giảm thiểu chi phí đầu vào và tăng hiệu quả doanh nghiệp. Để thực thi tiến trình số hóa, cần có những chính sách vĩ mô như: xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, chuyển đổi nhận thức quản trị của doanh nghiệp, tiếp cận các công nghệ số tiên tiến của thế giới, đào tạo nguồn nhân lực có khả năng ứng dụng-quản lý-vận hành các công nghệ số cho ngành công nghiệp và dịch vụ, bản quyền cho các phát minh & phát kiến về công nghệ số, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho doanh nghiệp. Từ khóa: Kinh tế số, Công nghệ số, Số hóa, Tự động hóa, Công nghiệp, Dịch vụ. 1. Đặt vấn đề Công nghệ số đang dần dần chuyển đổi và tác động rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp trong cả lãnh vực sản xuất hàng hóa, kinh doanh và dịch vụ trong những năm gần đây. Nhờ công nghệ số doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng đến thị trường, mở rộng thị phần, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao hơn, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với những doanh nghiệp không áp dụng công nghệ số hoặc số hóa, tự động hóa. Nhà nước, các tổ chức tư nhân, các cá nhân và phương tiện truyền thông ngày càng tập trung các chính sách vĩ mô cũng như vi mô trong việc lan rộng và triển khai ngành công nghệ số trong nền kinh tế, từ đó, tạo ra bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế số. Từ những thập niên 2010, những sản phẩm số đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và hiện nay những sản phẩm đó ngày càng đóng vai trò quan trọng và quyết định trong hầu hết các sản phẩm @ Trường Đại học Đà Lạt 97 công nghệ cao và dịch vụ hoàn thiện. Nhu cầu việc làm, sự dịch chuyển lao động tác động rất lớn đến việc áp dụng công nghệ số vào sản xuất và dịch vụ. Dịch Covid-19 là một trong những thử thách lớn đã thúc đẩy những công nghệ số, trí tuệ thông minh nhân tạo, các nền tảng xã hội ngày càng phát triển nhanh hơn. Hoa Kỳ, Singapore, Canada, Nhật Bản là những quốc gia có sự phát triển công nghệ số rất nhanh trong giai đoạn 2010-2019 so với các quốc gia khác. Các nước đang phát triển như Thailand, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc cũng phát triển nhanh công nghệ số (so với Việt Nam). Việt Nam có sự khởi đầu, tiếp cận và tiến triển chậm trong công nghệ số, số hóa và tự động hóa so với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới. Sự yếu kém do các nguyên nhân về hạ tầng công nghệ số, nguồn nhân lực và chính sách vĩ mô bất cập. Chính vì thế, việc chuyển đổi công nghệ số ở Việt Nam trong hai ngành công nghiệp và dịch vụ chủ yếu ở các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và một số doanh nghiệp tư nhân trong nước. Bài viết nhằm phân tích những bài học kinh nghiệm, những dữ liệu về kinh tế số của 2 nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển, nhận dạng những vấn đề về công nghệ số, số hóa, tự động hóa và tiến triển của nền kinh tế số Việt Nam ở góc độ ngành công nghiệp và dịch vụ. Từ đó, một số gợi ý chính sách và giải pháp để ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nhanh công nghệ số và nền kinh tế số ở Việt Nam. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tiếp cận khái niệm kinh tế số, công nghệ số và số hóa Khái niệm về kinh tế số (Digital economic): Theo ADB (2021): Khái niệm Digital Economy được nêu ra bởi Don Tapscott năm 1996 trong xuất bản có tên: “The Digital Economy: Promise and Peril in the Age of Networked Intelligence”. Kể từ đó nhiều khái niệm liên quan đến kinh tế số được phát triển và có nhiều sự nhất quán lẫn khác biệt trong việc phân loại các khái niệm này (Bukht and Heeks 2017). Một cách tổng quát, kinh tế số đóng góp và GDP của một quốc gia và được đo lường bằng các phương thức định lượng. Đo lường kinh tế số bằng phân tích hiệu quả đầu vào – đầu ra (Input-output analysis), ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế số Công nghệ số Chuyển đổi số Tự động hóa Công nghiệp và dịch vụ Hoạt động của doanh nghiệp Phát triển công nghệ sốTài liệu liên quan:
-
11 trang 453 0 0
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 440 1 0 -
Báo cáo kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 và dữ liệu số quốc gia
25 trang 332 1 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 322 0 0 -
Định hướng quản lý thuế trên nền tảng số
3 trang 321 0 0 -
6 trang 312 0 0
-
Đề xuất mô hình quản trị tuân thủ quy trình dựa trên nền tảng điện toán đám mây
8 trang 269 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 262 0 0 -
Tổng luận Giải pháp chính sách phát triển nền kinh tế số
46 trang 248 1 0 -
7 trang 240 0 0