Danh mục

tiền và hoạt động ngân hàng: phần 2 - nxb giao thông vận tải

Số trang: 178      Loại file: pdf      Dung lượng: 9.19 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 34,000 VND Tải xuống file đầy đủ (178 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

nối tiếp phần 1, phần 2 "tiền và hoạt động ngân hàng" của tiến sĩ lê vinh danh do nxb giao thông vận tải ấn hành gồm các nội dung: hệ thống tiền tệ quốc tế, thanh toán quốc tế, chính sách tiền tệ, tác động của chính sách tiền tệ, chính sách tiền tệ và vai trò điều tiết kinh tế của ngân hàng trung ương,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
tiền và hoạt động ngân hàng: phần 2 - nxb giao thông vận tải Phần III - Tiền tệ và tài chính quốc tế PHẦN III - TIỀN TỆ VÀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Thế giới ngày nay càng ngày càng có khuynh hướng tiến tới nhất thể hóa. Dù muốn dù không, sự mở cửa nền kinh tế và những phát minh khoa học, ứng dụng công nghệ gần đây đã làm cho địa cầu thực sự trở thành một cộng đồng với đầy đủ ý nghĩa của từ này hơn bao giờ hết. Trong cộng đồng này, các quốc gia là những thành viên chấp nhận sự lệ thuộc và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau vừa công khai vừa vô hình. Sự ràng buộc lẫn nhau trong cộng đồng bắt đầu từ khía cạnh kinh tế. Hàng hóa của mỗi quốc gia dần dần được buôn bán trên khắp thế giới. Dầu lửa của Trung Đông cung cấp cho cả châu Phí đến châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Lúa mì và sắt thép của Anh, Pháp, Đức trở thành hàng tiêu dùng tại Argentina, Brazil, Nam Phi, Việt Nam… Vải vóc, ti vi, máy tính của Nhật Bản có mặt khắp các văn phòng trên thế giới. Máy bay Boeing của Mỹ được sử dụng ở hầu khắp các nước… Mỗi nước đối với cộng đồng thế giới, giống như mỗi thành viên trong một nền kinh tế quốc gia, đều là người bán và cũng là người mua. Do họ vừa là người bán vừa là người mua, sự tồn tại của nước này cần cho sự tồn tại của nước khác và ngược lại. Các nước đều phụ thuộc lẫn nhau, và đều ý thức một cách tự nhiên rằng mỗi nước không thể phát triển một cách mạnh mẽ và bền vững, nếu dựa trên các quan hệ kinh tế bất bình đẳng, phương hại đến lợi ích của nhau. Quá trình phụ thuộc ngày càng lớn đến mức nếu một quốc gia thành viên bị cô lập với thế giới bên ngoài, chắc chắn nó sẽ bị tụt hậu và suy thoái. “Thời đại của những xung đột bộ phận đã qua, thế giới cần phải nhanh chóng hội nhập để đối thoại với vũ trụ”. Khi hiểu được tính liên kết để tồn tại là một tất yếu, chúng ta sẽ thấy rằng hệ thống kinh tế và các thể chế của nó đương nhiên sẽ là những bước dẫn nhập đầu tiên cho sự hợp nhất này. Thương mại quốc tế là cầu nối xa xưa nhất giữa các vùng và các nước từ thời cổ đại. Nếu thương mại đã từng là người dẫn đường cho chiến tranh, thì cũng chính nó là tác nhân giúp cho thế giới ý thức được tính cần cố lẫn nhau vì sự tồn tại chung. Cho đến ngày nay, hầu hết nhân dân của gần như tất cả các nước trên thế giới, do nhu cầu cuộc sống, luôn phải quan tâm đến không chỉ tình hình trong nước mà cả tình hình kinh tế và thương mại của quốc tế. Những biến động như giá dầu lửa tăng vào các năm 1973, 1978, 1988, sụt giá đô la Mỹ (1985 - 1992)… vẫn còn làm cho hàng hóa của tất cả các nước đều lên giá, cuộc sống của mỗi người trên hành tinh đều trở nên khó khăn hơn một phần, thì con người vẫn còn phải quan tâm đến tất cả các thay đổi trong đời sống kinh tế thế giới. Bởi vì, những thay đổi ở ngoài biên giới tưởng chừng không có liên quan, nhưng kỳ thực nó sẽ lan truyền chấn động và ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến đời sống của mỗi người. Hiểu biết càng ngày càng tốt hơn tình hình kinh tế quốc tế sẽ giúp ích cho các cá nhân, cộng đồng và các nền kinh tế dễ dàng điều chỉnh để không những thích ứng với mọi hoàn cảnh mới luôn biến đổi trong nền kinh tế thế giới, mà còn để vận dụng nó một cách có lợi cho sự phát triển của khu vực, hay quốc gia mình. Tất cả các nền kinh tế ngày nay đều có buôn bán với thế giới bên ngoài. Nói chung, xuất khẩu và nhập khẩu tác động đến tiềm năng sản xuất, tổng cầu và thu nhập của mỗi quốc gia. Năm 1991, nước Đức cung cấp cho nước ngoài một số lượng hàng hóa có giá trị bằng 38% tổng sản lượng thu nhập quốc dân. Cùng năm ấy, lượng hàng hóa mà nó mua của thế giới bên ngoài để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trong nước có giá trị bằng 31,4%. Như vậy gần 70% sản lượng của nền kinh tế Đức đã phụ thuộc vào trao đổi với bên ngoài. Do vậy, bất cứ biến động lớn nào trong tình hình ngoại thương, giá dầu hỏa, giá USD đều làm cho nền kinh tế của cường quốc thứ 3 này đi vào những cơn sốc không phải nhẹ. Đối với những quốc gia có tỷ trọng buôn bán lớn hơn như Bỉ (70,9% cho xuất khẩu và 68,1% nhập khẩu trên GDP năm 1991) tác động của những thay đổi trên bình diện quốc tế đến với nó càng nặng nề hơn Do đó xuất phát từ lợi ích kinh tế của chính mình, mỗi nền kinh tế và mỗi cá nhân đều quan tâm nghiên cứu quan hệ kinh tế quốc tế và những tác động định kỳ của các quan hệ này 227 Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh .Đương nhiên, thương mại quốc tế là bộ phận cầu nối và hạt nhân quan trọng của kinh tế quốc tế. Khi tìm hiểu về thương mại quốc tế, chúng ta buộc phải có những hiểu biết nhất định về các vấn đề tiền tệ - tài chính và thanh toán quốc tế. Lý do đơn giản là, nếu thương mại là cầu nối cho sự liên hệ của cộng đồng thế giới, thì tiền tệ và thanh toán quốc tế là công cụ để nó thực hiện chức năng của cầu nối này. Điều đầu tiên mà chúng ta cần biết là Hệ thống tiền tệ quốc tế quá khứ và hiện nay. Chính nhu cầu phải có một thước đo chung, một đồng tiền chung cho thanh toán quốc tế đã tạo ra lần lượt các loại tiền tệ quốc tế khác nhau ■ 228 Chương 9 - Hệ thống tiền tệ quốc tế Chương 9 - HỆ T ...

Tài liệu được xem nhiều: