Danh mục

Tiếng Mẹ Ru Trong Làng Việt

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 276.21 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếng Mẹ Ru Trong Làng Việt Trong thời điện toán, thế giới như được thu nhỏ lại giống một cái làng; từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam trên trái đất ngày này không còn là chuyện xa vời như thời Huyền Trân Công Chúa đi lấy chồng là vua Chế Mân của Chiêm Thành, sự kiện này đã được ghi lại qua bài ca Huế theo điệu Nam Bình: “Nước non ngàn dặm ra đi, mối tình chi, Mượn mầu son phấn đền nợ Ô, Ly Đắng cay vì đương độ xuân thì…” Mặt khác, sự việc người...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếng Mẹ Ru Trong Làng Việt Tiếng Mẹ Ru Trong Làng Việt Ngô Đình VậnTrong thời điện toán, thế giới như được thu nhỏ lại giống một cái làng; từ Đông sangTây, từ Bắc xuống Nam trên trái đất ngày này không còn là chuyện xa vời như thờiHuyền Trân Công Chúa đi lấy chồng là vua Chế Mân của Chiêm Thành, sự kiện này đãđược ghi lại qua bài ca Huế theo điệu Nam Bình:“Nước non ngàn dặm ra đi, mối tình chi,Mượn mầu son phấn đền nợ Ô, LyĐắng cay vì đương độ xuân thì…”Mặt khác, sự việc người Việt Nam qua nhiều tình huống đã hiện diện ở khắp Năm châu,đây là một thực thể mang tính toàn cầu của dân Việt.Từ hai yếu tố nói trên nên trang Web này có Làng Việt Thế Giới và khi có Làng Việt thìđương nhiên có tình yêu của Mẹ được diễn tả bằng tiếng Mẹ ru.Mẹ Việt Nam ở bất cứ đâu, mang thai trong bất cứ cảnh ngộ nào, khi sinh con vẫn hếtlòng yêu thương, Mẹ không phân biệt mầu da chủng tộc, con nào cũng là con của mẹ sinhra. Tinh thần hợp chủng của dân Việt đã có từ lâu, đã có ở truyền thuyết Đế Minh Nhânđi tuần Phương Nam đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên sinh ra vua Kinh Dương Vương,như thế là đã có sự kết hôn giữa các bộ tộc với nhau.Trên bình diện khác, Mẹ tiêu biểu cho hồn tính dân tộc mang dòng dõi mẫu hệ từ thuở sơkhai, vì thế dân Việt dù ở đâu thì cũng vẫn được hồn tính dân tộc dìu dắt, thương yêu, vỗvề, an ủi.Hồn tính hay còn gọi là Văn Hóa Việt Tộc chẳng phải tìm ở đâu xa mà chúng ta đều ngheđược, thấy được qua tiếng nói, cách nói lối cư xử với nhau của dân Việt diễn ra liên tụchằng ngày“Trời Đất Ơi! Văn Hóa gì mà giản dị, dễ dàng quá vậy”.Chỉ một câu kêu “Trời Đất Ơi!” đã đủ thấy Việt tính nằm gọn trong đó; Việt tính này làdân ta từ xưa đã có Tín ngưỡng, đặt niềm tin vào Thần linh là Trời và Đất.Hóa cho nên chỉ cần nghĩ một chút, tự học hỏi thì chúng ta sẽ thấy câu “Trời Đất, Ơi!”nằm trên cửa miệng mỗi người, thực ra cũng thấy đươc ghi trong nhiều pho Kinh Điển từTriết Học, Thần Học, Ngữ Học, Lịch Sử… một cách trang trọng là đạo Tam Tài bao gồmThiên, Địa, Nhân, ngụ ý rằng con người là gạch nối giao hòa giữa Trời và Đất, giữa Trònvà Vuông hay còn quen gọi là nguyên lý Âm Dương theo ngôn từ bác học.Nếu bảo rằng việc kêu “Trời Đất Ơi!” chỉ là chuyện ngẫu nhiên rồi sau biến thành thóiquen của dân Việt, chẳng có sách vở gì ghi lại cả thì chúng ta đã quên mất một điều làtiếng nói, cách nói, ca dao, tục ngữ của dân Việt là cả một “pho sách đồ sộ”. Pho sáchtruyền khẩu này kết tụ tinh hoa của dân Việt từ thời thượng cổ cho tới bây giờ, với biếtbao nhiêu đóng góp không ngừng của rất nhiều người thuộc mọi thời đại, khiến tiếng nóicủa người Việt luôn là sinh ngữ hằng được phát triển.“Trời Đất Ơi!” được người Việt quen dùng đến nỗi Thần Linh là Trời Đất bị con ngườikéo xuống phàm trần, đem vào trong mọi sinh hoạt của đời sống gồm đủ các mặt “Hỷ,Nộ, Ái, Ố, Dục”khiến cho Trời Đất cũng “mệt đến bở hơi tai”.Cách kêu “Trời Đất Ơi!” chỉ cần lên, hay xuống giọng sẽ diễn tả vui, buồn khác nhau;chẳng hạn lên giọng vui như : “Trời Đất Ơi! Mẹ đã về, con chờ mẹ lâu quá”.Than thở thì hạ giọng : “Trời Đất Ơi! Bão lụt thế này thì sống làm sao được”.Cằn nhằn thì rít răng lại chút xíu : “Trời Đất Ơi! Anh để cháy ấm đun nước rồi, sao màmê coi đá banh quá vậy”.Vui tươi, nhõng nhẽo thì : “Trời Đất Ơi! Em chờ anh muốn chết”, khi không lôi kéo TrờiĐất vào cái cảnh này liệu có ai nghe được tiếng thì thào của ông Trời trong tâm khảm đạikhái rằng“Cái gì tụi bây cũng kêu Trời thì làm sao tao chịu nổi, hở Trời!”Trời là cao nhất rồi nhưng đôi khi cũng bị hạ bệ, không biết từ bao giờ, do hoàn cảnh nàomà dân ta đã đẻ ra câu : “Nhất vợ, nhì Trời” để sau này vào cuộc cải cách ruộng đất củaCộng Sản Việt Nam lại được đổi là : “nhất Đội, nhì Trời”, vì lúc bấy giờ Đội cán bộ cảicách đã nắm toàn quyền sinh sát đối với dân chúng ở nông thônCái vụ Trời bị “xuống cấp” cũng chỉ là ví von chứ làm sao con người hạ được Ông Trời.Con người ở bất cứ đâu thì cũng đều sống dưới gầm trời cả .Để thấy trời ai chẳng phải ngửa mặt nhìn lên như câu ca dao :“Trên trời băm sáu vì sao,Vì thấp là vợ, vì cao là chồng.Cô kia gái lớn tồng ngồng,Hỏi thăm cô đã có chồng hay chưa”.Dân Việt có tính khôi hài, châm biếm là phải rồi; nói tới chuyện vợ chồng người ta cũngnghĩ tới câu :”Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Chỉ một câu này chúng tathấy Văn Hóa Việt khác hẳn Văn hóa Trung Hoa. Câu “..Tát biển Đông” thì chỉ có dânViệt dùng chứ người phương Bắc thì gọi Thái Bình Dương là Nam Hải. “Thuận vợ thuậnchồng” thì chỉ dân Việt mới có chuyện bàn cãi, bình đẳng chứ còn người Trung Hoa thìphải là “Phu xướng phụ tùy”.Ở Trung Hoa cho tới bây giờ vẫn còn tệ nạn trọng Nam khinh Nữ, hủ tục này đã giết hạikhông biết bao nhiêu bé gái sơ sinh, vì thế Trung Hoa đang và sẽ gặp khủng hoảng xã hộivì nạn trai thừa gái thiếu.Chuyện Nam Nữ bình đẳng cũng thấy được qua huyền sử Âu Cơ và Lạc Long Quân khichia con mỗi bên một nửa rất sòng ...

Tài liệu được xem nhiều: