Danh mục

Tienphongbank: Tái cấu trúc bằng tiền thật

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 603.28 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

NHTMCP Tiên Phong (TienPhongBank) được thành lập vào tháng 5/2008 với 1.000 tỷ đồng VĐL ban đầu. Các cổ đông lớn lúc đó là FPT (15% VĐL), CTCP Tái Bảo Hiểm Quốc Gia Việt Nam (Vinare) (12,5%) và VMS Mobifone (12,5%). Có thể nói là trong khi nhiều đề án thành lập NH mới lúc đó cuối cùng đã không thành hiện thực cho dù có các cổ đông DNNN lớn đứng đằng sau, các cổ đông sáng lập của Tiên Phong đã rất nhanh chân có được giấy phép trước khi Thủ tướng CP chỉ đạo ngưng thành lập mới ngân hàng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tienphongbank: Tái cấu trúc bằng tiền thật CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT CV16-31-123.0 9/8/2016 NGUYỄN XUÂN THÀNH TIENPHONGBANK: TÁI CẤU TRÚC BẰNG TIỀN THẬT 1. Tiên phong ngay từ ngày đầu thành lập NHTMCP Tiên Phong (TienPhongBank) được thành lập vào tháng 5/2008 với 1.000 tỷ đồng VĐL ban đầu. Các cổ đông lớn lúc đó là FPT (15% VĐL), CTCP Tái Bảo Hiểm Quốc Gia Việt Nam (Vinare) (12,5%) và VMS Mobifone (12,5%). Có thể nói là trong khi nhiều đề án thành lập NH mới lúc đó cuối cùng đã không thành hiện thực cho dù có các cổ đông DNNN lớn đứng đằng sau, các cổ đông sáng lập của Tiên Phong đã rất nhanh chân có được giấy phép trước khi Thủ tướng CP chỉ đạo ngưng thành lập mới ngân hàng. Với các cổ đông sáng lập là những DN dẫn đầu thị trường IT và viễn thông ở Việt Nam, NH Tiên Phong muốn “tiên phong ứng dụng công nghệ để cung cấp tới khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tài chính hiệu quả”.1 Đến năm 2011, sau khi VĐL đã đạt 3.000 tỷ đồng, ba cổ đông sáng lập là FPT, Vinare và Mobifone sở hữu lần lượt 16,9%, 10% và 10% VĐL của Tiên Phong. NH có một nhà đầu tư nước ngoài là SBI Ven Capital, sở hữu 4,9% VĐL. Hình 1 minh họa tăng trưởng cho vay, đầu tư CK của NH Tiên Phong từ khi thành lập. NH đã tăng trưởng nhanh trong hai năm sau thành lập (2009-2010), gặp khó khăn trong 2011-2012 rồi tăng trưởng mạnh trở lại vào 2013-2015. So với nhiều NHTM khác, Tiên Phong có tỷ trọng đầu tư CK rất cao so với cho vay. 1 Bản cáo bạch chào bán cổ phiếu ra công chúng của NH Tiêng Phong năm 2011. Tình huống này do Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Chính sách công, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright biên soạn. Các nghiên cứu tình huống của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright được sử dụng làm tài liệu cho thảo luận trên lớp học, chứ không phải để đưa ra khuyến nghị chính sách. Bản quyền © 2016 của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TienphongBank: Tái cấu trúc tiền thật CV16-31-123.0 1.000 tỷ VND Hình 1: Cho vay và đầu tư chứng khoán của NH Tiên Phong, 2008-2015 60 TS có khác 50 40 Đầu tư CK 30 Cho vay 20 10 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Nguồn: BCTC của NH Tiên Phong các năm 2009-2014. Với tuổi đời còn ít, Tiên Phong từ 2009 đến 2011 phải dựa nhiều vào thị trường liên NH để huy động vốn (xem Hình 2). Trong bối cảnh khó khăn thanh khoản chung, Tiên Phong vừa chịu sự suy giảm tiền gửi từ khách hàng vừa chịu chi phí lãi huy động cao. Với thu nhập từ lãi cho vay thấp hơn chi phí lãi tiền gửi và tiền vay, Tiên Phong là NHTM duy nhất báo cáo lỗ 253 tỷ và 348 tỷ đồng trước và sau trích lập dự phòng rủi ro theo BCTC kiểm toán năm 2011. 1.000 tỷ VND Hình 2: Vốn huy động của NH Tiên Phong, 2008-2015 50 45 40 Huy động tiền gửi và vay liên NH ròng 35 30 25 20 Huy động tiền gửi từ KH và GTCG 15 10 5 0 -5 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Nguồn: BCTC của NH Tiên Phong các năm 2009-2015. 2. Mất vốn do ủy thác đầu tư Sau khi đã công bố BCTC 2011, Tiên Phong bị buộc phải điều chỉnh số liệu theo yêu cầu của CQTTGS. Nhưng việc điều chỉnh không phải là về nợ xấu. Thực ra, Tiên Phong là NH báo cáo tỷ lệ nợ xấu rất thấp, cả trước và sau khi gặp khó khăn tài chính vào năm 2011. Bảng 1 trình bày phân loại dư nợ cho vay và tỷ lệ nợ xấu của NH Tiên Phong. Năm 2012 là lúc Tiên Phong có tỷ lệ nợ xấu chính thức cao nhất, nhưng cũng chỉ là 3,7%. Lãi phải thu của Tiên Phong cũng chỉ ở mức 309 tỷ năm 2010, tăng lên 657 tỷ năm 2011. Trang 2/5 TienphongBank: Tái cấu trúc tiền thật CV16-31-123.0 Bảng 1: Phân loại dư nợ cho vay của NH Tiên Phong (tỷ VND và %) 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nợ đủ tiêu chuẩn 275,4 3.169,2 5.094,8 3.514,5 5.610,7 11.439,5 19.332,9 Nợ cần chú ý 0,1 23,4 129,0 125,3 249,5 251,0 306,4 Nợ dưới tiêu chuẩn - - 0,6 11,1 32,0 15,3 20,4 Nợ nghi ngờ - - 0,3 13,2 104,4 29,9 13,7 Nợ có khả năng mất vốn - - 0,1 0,4 86,5 190,3 165,5 Tổng dư nợ 275,5 3.192,6 5.224,8 3.664,5 6.083,0 11.926,0 19.839,0 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,02% 0,73% 2,49% 4,09% 7,76% 4,08% 2,55% Tỷ lệ nợ xấu 0,00% 0,00% 0,02% 0,67% 3,66% 1,97% 1,01% Nguồn: BCTC của NH Tiên Phong các năm 2009-2014. Có hai hạng mục được điều chỉnh lớn nhất trong BCTC 2011. Thứ nhất, tổng chi phí hoạt động năm 2011 được điều chỉnh từ 533 tỷ lên 1.293 tỷ đồng. Thứ hai, lỗ ròng đầu tư CK từ 300 tỷ đồng trở thành 545 tỷ đồng. Từ năm 2010, Tiên Phong đã đẩy mạnh ủy thác đầu tư và đặc cọc mua CK cho các CTCK và quỹ đầu tư. Giá trị các khoản này tăng từ 170 triệu đồng cuối năm 2009 lên tới 4.015 tỷ đồng (trong đó bao gồm 692 tỷ đồng ủy thác cho Công ty Quản lý Quỹ (QLQ) Đầu tư FPT và 3.323 tỷ đồng đặt cọc mua trái phiếu tại các CTCK). Bảng 2 trình bày các hạng mục ủy thác đầu tư và đặt cọc môi giới CK của NH Tiên Phong năm 2011 và 2012. Bảng 2: Ủy thác đầu tư của NH Tiên Phong năm 2011-2012 (tỷ VND) 2011 2012 Ủy thác đầu tư cho Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư FPT 1.145,6 491,7 Ủy thác đầu tư cho CTCP Quản lý Quỹ Đầu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: