Danh mục

Tiếp cận phân vùng chức năng sinh thái trong định hướng tổ chức lãnh thổ tỉnh Thái Bình

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 801.63 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích đặc điểm và sự phân hóa điều kiện địa chất, địa hình, địa mạo và địa động lực, thảm thực vật, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất, khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình, tiến hành xây dựng bản đồ cảnh quan sinh thái tỷ lệ 1:50.000 làm cơ sở phân vùng chức năng sinh thái cho tỉnh Thái Bình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp cận phân vùng chức năng sinh thái trong định hướng tổ chức lãnh thổ tỉnh Thái Bình Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số 2 (2017) 1-11 Tiếp cận phân vùng chức năng sinh thái trong định hướng tổ chức lãnh thổ tỉnh Thái Bình Lưu Thế Anh*, Hoàng Lưu Thu Thủy, Tống Phúc Tuấn Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 22 tháng 5 năm 2017 Chỉnh s a ngày 06 tháng 6 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 6 năm 2017 Tóm tắt: Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có nguy cơ chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tuy nhiên, mức độ tác động có sự phân hóa về loại hình và cường độ theo các đặc trưng của cảnh quan sinh thái. Trên cơ sở phân tích đặc điểm và sự phân hóa điều kiện địa chất, địa hình, địa mạo và địa động lực, thảm thực vật, thổ nhưỡng, hiện trạng s dụng đất, khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình, tiến hành xây dựng bản đồ cảnh quan sinh thái tỷ lệ 1:50.000 làm cơ sở phân vùng chức năng sinh thái cho tỉnh Thái Bình. Kết quả đã phân chia lãnh thổ Thái Bình thành 3 vùng, 7 tiểu vùng và 6 khu chức năng sinh thái. Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho đề xuất định hướng s dụng hợp lý lãnh thổ tỉnh Thái Bình trên quan điểm phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Từ khóa: Chức năng sinh thái, phân vùng chức năng sinh thái, Thái Bình. 1. Mở đầu nước dâng 30 cm thì khoảng 1/3 diện tích đất nông nghiệp của tỉnh có nguy cơ bị ngập; mực nước dâng 60 - 100 cm thì hầu hết diện tích đất trồng trọt của tỉnh bị ngập. Theo Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2016, nước biển dâng trung bình ở Thái Bình vào năm 2050 và 2100 tương ứng là 21 cm và 54 cm (Phương án RCP 6.0) và 25 cm và 72 cm (Phương án RCP 8.0) [1]. Đây được đánh giá là động lực lớn gây biến đổi lãnh thổ của tỉnh, nhất là khu vực ven biển của huyện Tiền Hải và Thái Thụy. Những năm gần đây, có sự gia tăng mức độ tác động và gây thiệt hại của các hiện tượng hạn hán, xâm nhập mặn, ngập lụt, rét đậm kéo dài, giảm năng xuất nông nghiệp của địa phương phần nào thể hiện tác động của BĐKH. Yêu cầu của mục tiêu phát triển bền vững, trong đó s dụng lãnh thổ phù hợp với khả năng đáp ứng, sức chịu tải và điều hòa mang tính cốt lõi của mỗi đơn vị lãnh thổ. Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình thấp (độ cao trung bình từ 12 m), hơi nghiêng từ Tây, Tây Bắc xuống Đông, Đông Nam; được xác định sẽ chịu ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng [1, 2]. Tích hợp dữ liệu mô hình số độ cao (DEM) với hiện trạng s dụng đất năm 2016 tỉnh Thái Bình cho thấy, nếu mực _______  Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-974826969. Email: luutheanhig@yahoo.com https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4094 1 2 L.T. Anh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số 2 (2017) 1-11 Theo số liệu thống kê năm 2015, Thái Bình có diện tích tự nhiên 1.579,8 km²; trong đó phần lớn diện tích là đất nông nghiệp (1.085,9 km²,chiếm 69% diện tích tự nhiên). Quy hoạch s dụng đất đến năm 2020 sẽ giảm diện tích đất nông nghiệp, tăng diện tích đất phi nông nghiệp (do ưu tiên phát triển các đô thị, khu công nghiệp, hạ tầng...) với tỷ lệ tương ứng là 61,44% và 38,4% [3]. Dân số của tỉnh năm 2016 là 1.789,2 nghìn người; có mật độ cao thứ 6 so với các tỉnh thành trong cả nước [4], trong đó 89,52% dân số sống ở nông thôn [5, đây là đối tượng dễ bị ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng. Việc tổ chức lãnh thổ hài hòa với điều kiện tự nhiên, hay nói cách khác tổ chức lãnh thổ phù hợp chức năng sinh thái (CNST) trong xu thế ứng phó với BĐKHđược đặt ra nhằm hướng tới phát triển bền vững, trong đó tiếp cận phân vùng CNST cần được xem xét ưu tiên. Qinhua Fang và cộng sự (2008) đã nhận định, phân vùng CNST có vai trò thiết yếu phục vụ công tác quy hoạch môi trường; trong đó, đặt mục tiêu tối ưu hóa các hoạt động của con người trong không gian lãnh thổ với sự giới hạn của tài nguyên thiên nhiên và sức chịu tải của môi trường [6]. Nghiên cứu này tập trung phân tích trạng thái hiện tại và động lực biến đổi của các cảnh quan sinh thái (CQST) tỉnh Thái Bình trong bối cảnh BĐKH và nước biển dâng. Trên cơ sở đó, thành lập bản đồ CQST và phân vùng CNST, làm cơ sở kiến nghị định hướng phát triển bền vững lãnh thổ tỉnh Thái Bình ở tỷ lệ 1:50.000. 2. Tiếp cận địa lý học trong phân vùng chức năng sinh thái Phát triển bền vững là mục tiêu thiên niên kỷ mà tất cả các quốc gia trên thế giới đang hướng tới. Đây là một yêu cầu mang tính cấp thiết của nhân loại hiện nay, trong đó vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương tai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Thuộc tính của môi trường phản ánh đặc điểm của hệ thống lãnh thổ v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: