Danh mục

Tiếp cận xã hội học về tự quản đô thị - Tương Lai

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 293.40 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Qúa trình phát triển xã hội Việt Nam được đẩy mạnh từ công cuộc đổi mới đang đặt ra hàng loạt vấn đề mà khoa học xã hội nói chung và xã hội học nói riêng cần tập trung nghiên cứu và đề xuất những kiến giải. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Tiếp cận xã hội học về tự quản đô thị" dưới đây. Hy vọng bài viết phục vụ hữu ích nhu cầu học tập, làm việc hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp cận xã hội học về tự quản đô thị - Tương LaiXã hội học số 2 (54) 1996 3 TIẾP CẬN XÃ HỘI HỌC VỀ TỰ QUẢN ĐÔ THỊ TƯƠNG LAI Tiến trình phát biển của xã hội Việt Nam được đẩy mạnh từ công cuộc Đổi Mới đang đặt ra hàng loạt vấn đềmà khoa học xã hội nói chung và Xã hội học nói riêng cần tập trung nghiên cứu và đề xuất những kiến giải.Trong đó, đô thị hóa và quản lý đô thị đang đòi hỏi sự đóng góp của Xã hội học. Đúng là đang có nhiều điều bức xúc dặt ra đối với đô thị nước ta, những bước phát triển mạnh mê, songhành với những suy thoái, xuống cấp về nhiều mặt của đô thị. Từ 12,74 triệu người năm 1989, sau 5 năm, dânsố đô thị đã lên đến gần 15 triệu trong 1995. Đô thị đã chiếm gần 40% GDP của cả nước. Khách vãng lai, ngườitrong nước, người nước ngoài ngày càng đông. Năm 1991: 800.000 khách; năm 1992: trên 440.000 khách; năm1993: trên 670.000 khách; dự kiến năm 2000 sẽ có trên 3 triệu khách. Số đô thị loại 2 từ 1 tăng thành 5, số đô thịloại 3 là 15, có thêm 4 đô thị được gọi tên thành phố. Khối lượng xây dựng tăng rất nhanh làm thay đổi bộ mặtvà cảnh quan đô thị. Nhưng cũng chính từ khối lượng và tốc độ tăng ấy mà diễn ra cảnh khách sạn và vũ trườngdồn đuổi trường học và nhà trẻ, các cao ốc nhiều tầng, các tòa nhà hiện đại lấn át các công viên và sân chơi củatrẻ nhỏ, nhà ở, cửa hàng bao vây, che lấp chùa chiền và các di tích lịch sử, vỉa hè bị lấn chiếm, giao thông bị ùntắc, cùng với giảm dần tốc độ là việc tăng lên về tai nạn trên đường. Nếu hai nhóm thành tố chủ yếu tạo nên cuộc sống đô thị là không gian - vật chất và tổ chức - xã hội, thì ở cả2 nhóm thành tố ấy đều đang bộc lộ hoặc tiềm ẩn những xáo trộn, đụng độ, khủng hoảng. Về môi trường không gian - hình thể do con người tạo ra bao gồm không gian kiến trúc, quy hoạch cảnhquan đô thị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cả điều kiện khí hậu, sinh thái tự nhiên đều đang đòi hỏi những giải phápvĩ mô ở tầm nhìn chiến lược cũng như bàn tay điều khiển của nhà quản lý có tri thức và kỹ năng quản lý đô thị. Một kiến trúc sư nước ngoài khi nhìn thấy những kiểu dáng kiến trúc lai căng và kệch cỡm đang thịnh hànhđã đặt ra câu hỏi với các nhà kiến trúc Việt Nam: “Bệnh dịch kiến trúc này từ đâu đến và các ông dự đoán đếnnăm nào sẽ chấm dứt” 1 . Một ý kiến khác cùng của một kiến trúc sư thật đáng tham khảo và suy ngẫm: Một sự giàu lên trông thấy về tiền của, kèm theo một sự nghèo đi về thẩm mỹ. Bộ mặt kiến trúc Việt Namhôm nay là bộ mặt của một xã hội đang phân hóa. Tất cả những gì xảy ra trong đời sống đều phản ánh vào kiếntrúc một cách dữ dội, từ sự tham nhũng đến sự tương phản giàu nghèo. Một chân dung của một xã hội xemthường pháp luật 2 .1 ĐÀM TRUNG PHƯỜNG: Những điều nhức nhối cần bàn luận” Tạp chí Kiến trúc Việt Nam. Số 1/1996. trang 15.2 HOÀNG ĐẠO KÍNH: Tạp chí Kiến trúc Việt Nam. Số 1/1991. trang 41. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn4 Tiếp cận xã hội học đề tự quản đô thị Có lẽ nhận xét trên không cho dành riêng cho nhóm thành tố thứ nhất, nó đã gồm cả sự thẩm bình về cácthành tố tổ chức - xã hội mà chủ yếu là nói đến các cộng đồng cư dân đang sinh sống trong xã hội đô thị vớinhững thiết chế đã hoặc đang định hình. Song, nói đến kiến trúc, không thể nào không đề cập đến tổ chức xã hội khi đi sâu vào các thành tố củakhông gian - vật chất. Con người tạo ra tổ chức - xã hội, và cũng chính con người đang xây dựng hoặc hủy hoạimôi trường sống của mình, đang kiến tạo hay đang phá vỡ không gian - vật chất của đô thị mà họ đang sống. Trong tác phẩm Đô thị với tính cách một lối sống” Louis W rồi nhận xét về đô thị phương Tây: nơi tậptrung dân số quá đông, mật độ cư trú quá cao và tính chất xã hội khác biệt đã tạo ra một hệ thống bị chuyên biệthóa, các thiết chế bị hình thức hóa. Những thay đổi to lớn về cơ cấu và thiết chế trong quá trình đô thị hóa đãmang lại những hậu quả nghiêm trọng cho dân cư đô thị. Nhận xét đó gợi lên cho chúng ta suy nghĩ về xã hội đôthị Việt Nam hôm nay. Đặc biệt, với ý tưởng nhấn mạnh đến các mô hình văn hoá và cấu trúc xã hội tạo ra đặctrưng đô thị làm cho nó khác biệt rất rõ với mô hình văn hóa của cộng đồng nông thôn” 3 được xem như là mộtđặc trung nổi bật của đô thị thì với đô thị Việt Nam hôm nay đô thị ấy mang những nét dáng rất đáng phải phântích. Những bước phát triển của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam là những cố gắng đi đến hiện đại từ truyềnthống. Trong những bước đi đó, cái truyền thống, một mặt tạo ra bản sắc riêng mà nếu không có nó thì cũngkhông có lý do của sức sống Việt Nam trong phát triển, nhưng mặt khác cũng trong truyền thống ấy lại cónhững nhân tố đang níu kéo và làm chậm sự đổi mới khi truyền thống xuất hiện với tư cách là một lực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: