Danh mục

Tiếp cận xu hướng mới trong nghiên cứu giáo dục toán: Hướng đến đăng kết quả nghiên cứu ở tạp chí quốc tế

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 523.74 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của bài báo là xác định và tiếp cận các xu hướng mới trong nghiên cứu giáo dục toán (GDT) quốc tế có thể áp dụng được vào thực tiễn Việt Nam. Chúng tôi tìm hiểu các phương pháp nghiên cứu giáo dục định tính đang được sử dụng hiệu quả và các tiếp cận nghiên cứu giáo dục quốc tế kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng phù hợp với thực tiễn nghiên cứu hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp cận xu hướng mới trong nghiên cứu giáo dục toán: Hướng đến đăng kết quả nghiên cứu ở tạp chí quốc tế JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science - Mathematics, 2013, Vol. 58, pp. 8-17 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TIẾP CẬN XU HƯỚNG MỚI TRONG NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC TOÁN: HƯỚNG ĐẾN ĐĂNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ở TẠP CHÍ QUỐC TẾ PGS.TS. Trần Vui Phòng KHCN và HTQT, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế E-mail: tranvui@yahoo.com Tóm tắt. Mục đích của bài báo là xác định và tiếp cận các xu hướng mới trong nghiên cứu giáo dục toán (GDT) quốc tế có thể áp dụng được vào thực tiễn Việt Nam. Chúng tôi tìm hiểu các phương pháp nghiên cứu giáo dục định tính đang được sử dụng hiệu quả và các tiếp cận nghiên cứu giáo dục quốc tế kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng phù hợp với thực tiễn nghiên cứu hiện nay. Đề xuất mười hướng nghiên cứu GDT cụ thể, trong đó chú trọng đến việc dạy toán để học sinh hiểu và vận dụng kiến thức toán để giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Từ khóa: Nghiên cứu giáo dục toán, kết quả nghiên cứu, tạp chí quốc tế.1. Mở đầu Bản chất của nghiên cứu khoa học là tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi chưacó lời giải đáp. Nghiên cứu GDT là một lĩnh vực rất khác so với nghiên cứu trong Toánhọc và khoa học tự nhiên. Hiểu rõ về sự khác nhau đó là cần thiết nếu ta mong muốn thamgia nghiên cứu GDT và đóng góp vào lĩnh vực này. Những kết quả nghiên cứu GDT hiếmkhi là xác định; chúng thường mang tính chủ quan của nhà nghiên cứu. Nghiên cứu GDTcần đến các chứng cứ thu thập được trong việc thực hành một lí thuyết giáo dục. Chứngcứ không phải để chứng minh, nhưng là để tích lũy dần trong quá trình đi đến các kết luậnmà có thể được xem như là vượt xa một nghi ngờ có lí. Nghiên cứu GDT là tìm hiểu và đánh giá các lí thuyết khác nhau về GDT. Đây làloại công việc bao phủ tất cả các cấp học, từ mầm non đến sau đại học. Mục đích củanghiên cứu GDT là phát triển các lí thuyết GDT mới, phương pháp luận và đánh giá sựthành công của những lí thuyết này trong thực tế. Theo thời gian, các phương pháp và xuhướng nghiên cứu GDT cũng thay đổi cho phù hợp với nhu cầu GDT và đáp ứng sự pháttriển của xã hội. Nghiên cứu GDT bao gồm nhiều loại khác nhau, nhưng tất cả đều nỗ lực tìm thêmchứng cứ để hiểu rõ hơn và cải thiện quá trình học tập và giáo dục. Những nghiên cứu nàybao gồm nghiên cứu về các chủ đề như nội dung, chương trình, giảng dạy, quản lí lớp học,tâm lí học, đánh giá, sự phát triển của người học và khoa học nhận thức [12].8 Tiếp cận xu hướng mới trong nghiên cứu giáo dục toán: hướng đến...2. Nội dung nghiên cứu2.1. Những xu hướng mới trong nghiên cứu giáo dục Trong hai thập niên 70 và 80 của thế kỉ XX, hầu hết các nghiên cứu GDT về bảnchất đều là định lượng. Những nghiên cứu này sử dụng các quy trình thống kê có tính kếtluận để tổng quát hoá kết quả từ các mẫu thực nghiệm. Một cách hiểu ngầm định trongcác nghiên cứu đó là, nếu các đề cương nghiên cứu được thiết kế cẩn thận thì chắc chắnsẽ tổng quát hoá được những sự thật nào đó liên quan đến GDT. Nếu người ta muốn chứng tỏ một phương pháp dạy học mới nào đó là tốt thì ngườita có thể tiến hành một thực nghiệm trong đó có hai nhóm học sinh: một nhóm được dạytheo tiêu chuẩn, một nhóm được dạy theo cách mới. Nếu học sinh được dạy theo cách mớithể hiện tốt hơn, thì người ta đã thu được chứng cứ về tính ưu việt của phương pháp dạyhọc mới. Phương pháp thực nghiệm cổ điển này có thể là có vấn đề cần xem xét lại trongnghiên cứu GDT. Ngày nay, tư tưởng nghiên cứu như vậy vẫn còn tồn tại ở nhiều nướctrong khu vực. Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nhiều nhà GDT đãkhông còn đặt niềm tin vào những kết luận nghiên cứu GDT rút ra từ những thực nghiệmmang tính thống kê nữa [11]. Những năm 1980, xu hướng nghiên cứu giáo dục chiếm ưu thế là “lí thuyết về việchọc và phương pháp dạy học”. Phương pháp dạy học hiện diện rất sớm trong chính sáchgiáo dục của nhiều nước. Trong một đánh giá cơ bản về nghiên cứu giáo dục thế giới,hai truyền thống lớn dựa vào dạy học là “phương pháp dạy và học” và “lí thuyết chươngtrình” được xác định là quan trọng nhất ở tầm quốc tế. Trong những năm 1990, nghiêncứu giáo dục đã lấy “bước ngoặc ngôn ngữ” liên quan đến sự thay đổi sâu rộng với trọngtâm là ngôn ngữ và giao tiếp, với kết quả là các quan điểm mới xuất hiện. Hơn nữa, triếtlí về giáo dục tiêu biểu là lí thuyết kiến tạo đó trải nghiệm một sự phục hưng mạnh mẽ,một phần là do phản ánh việc đặt trọng tâm mới vào ngôn ngữ và giao tiếp, mà còn ở khíacạnh khác, dẫn đến sự khơi dậy lại mối quan tâm đến cả hai triết học về giáo dục cổ điểnvà hiện đại. Những năm 2000, các nhà nghiên cứu giáo dục chú trọng nhiều đến việc tựkiến tạo tri thức củ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: