Danh mục

Tiếp nhận trường hợp Người thứ 41 của Boris Lavrenjov tại Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 344.18 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tác phẩm Người thứ 41 được nhà văn Boris Lavrenjov - một cựu chiến binh Vệ Quốc, viết và hoàn thành vào tháng 3/1924. Tác phẩm lấy bối cảnh là cuộc Nội chiến gay gắt ở Nga. Vì vậy, người đọc có thể dễ dàng cảm nhận được một không khí gay gắt, căng thẳng được tạo nên bởi những mâu thuẫn giai cấp trong tác phẩm. Bài viết này trình bày nghiên cứu của tác giả về tác phẩm "Người thứ 41" với mong muốn góp phần tái hiện một quá trình tiếp nhận, sự giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia trong bối cảnh mới, đồng thời khẳng định lại một lần nữa giá trị của nền nghệ thuật Nga. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp nhận trường hợp Người thứ 41 của Boris Lavrenjov tại Việt NamKỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH TIẾP NHẬN TRƯỜNG HỢP NGƯỜI THỨ 41 CỦA BORIS LAVRENJOV TẠI VIỆT NAM Hà Thị Hồng Sang, Lê Minh Tú (Sinh viên năm 3, Khoa Ngữ văn) GVHD: PGS TS Phạm Thị Phương1. Đặt vấn đề 1.1. Năm 1989, phong trào Perestroika ở nước Nga phát triển tới đỉnh cao và lanrộng khắp mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Văn học Nga, vốn phân hoá thành nhiềuthành phần, khuynh hướng, bước vào giai đoạn này đã bộc lộ sự khủng hoảng sâu sắc.Một nền văn học vang động trong lịch sử, nay đứng trước nguy cơ đánh mất độc giả vìkhông còn theo kịp bước chân thời đại và trình độ nghệ thuật nhân loại. Thời điểm đónhà văn V. Erofiev đã viết bài Lời ai điếu cho văn học Xô viết1, như một tuyên bố sựcáo chung của một thời kì văn học từng lừng lẫy. Tuy nhiên thời gian đã khẳng địnhnhững giá trị nghệ thuật đích thực, sau gần hai mươi năm, nhiều sáng tác văn học Xôviết đang dần khởi sinh và tìm lại chỗ đứng trong lòng bạn đọc. Như một quy luật, vănhọc Nga – Xô viết lại tiếp tục được nâng niu trên tay của những thế hệ độc giả mới ViệtNam. Xu hướng toàn cầu hóa cùng những tương đồng tương hợp trong văn hóa, tìnhhình đất nước đã tạo cơ hội để các tác phẩm “vang bóng một thời” quay trở lại ngự trịtrong lòng độc giả. Nhận thấy được bước ngoặt này trong tình hình tiếp nhận văn học,chúng tôi quyết định tìm đến tác phẩm Người thứ 41 làm đối tượng khảo sát, với mongmuốn góp phần tái hiện một quá trình tiếp nhận, sự giao lưu văn hóa giữa hai quốc giatrong bối cảnh mới, đồng thời khẳng định lại một lần nữa giá trị của nền nghệ thuậtNga. 1.2. Xã hội ngày càng phát triển, cùng với sự lên ngôi của khoa học công nghệ,những tiếp xúc giao lưu bên ngoài biên giới không còn là một rào cản quá khó khăn.Điều này cho phép du nhập nhiều lí thuyết tiếp nhận văn học mới, trong đó có nhánhXã hội học văn học và nhánh Phê bình hồi ứng-độc giả. Ở Việt Nam, nghiên cứu vàthực nghiệm theo các nhánh này còn hạn chế: tài liệu lí thuyết chưa nhiều, chủ yếu làcác bài dịch thuật, cung cấp những kiến thức cơ bản; nghiên cứu chuyên sâu, đặc biệtvề mặt ứng dụng còn hiếm hoi. Riêng trường hợp Người thứ 41 chưa từng được chọnlàm đối tượng khảo sát. Việc lựa chọn phương thức và đối tượng nghiên cứu này giúpchúng tôi hiểu biết hơn về tiến trình văn học Việt Nam hiện đại, trong mối giao lưu vănhóa với bên ngoài.1 V. Erofiev – Lời ai điếu cho văn học Xô viết, xem tại :http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10352&rb=0103. (truy cập 1/4/2017)124 Năm học 2016 - 2017 1.3. Trong những năm gần đây, cùng với việc đổi mới nội dung chương trình sáchgiáo khoa, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn luôn là một vấn đề sôi nổi,tâm điểm chú ý của dư luận xã hội. Các nhà giáo dục nỗ lực xác lập một hệ thống líthuyết cụ thể để thực thi tư tưởng lấy người học làm trung tâm, hướng tới phát triểnnăng lực học sinh. Mặt khác, thực tế giảng dạy văn học ở nhà trường phổ thông hiệnnay còn nhiều bất cập, còn sự rập khuôn, máy móc trong việc tiếp nhận văn bản. Dovậy, xét từ yêu cầu thực tiễn, cần sửa chửa bổ sung những phương pháp mới, chúng tôimuốn mở rộng đề xuất thực nghiệm hai lí thuyết này trong giảng dạy và tiếp nhận vănhọc. Những nguyên cớ trên đây đã thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài này, với hi vọngsẽ đóng góp một phần khiêm tốn vào ứng dụng lí luận tiếp nhận văn học, nghiên cứuvăn học Nga và thực tiễn giảng dạy văn học.2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vài nét về Người thứ 41 của Boris Lavrenjov Tác phẩm Người thứ 41 được nhà văn Boris Lavrenjov - một cựu chiến binh VệQuốc, viết và hoàn thành vào tháng 3/1924. Tác phẩm lấy bối cảnh là cuộc Nội chiếngay gắt ở Nga. Vì vậy, người đọc có thể dễ dàng cảm nhận được một không khí gaygắt, căng thẳng được tạo nên bởi những mâu thuẫn giai cấp trong tác phẩm. Và ở đó,con người đối xử với nhau bằng bạo lực, một mất một còn. Trong một cuộc đối đầu vớiquân Bạch vệ, Chính ủy đỏ đã bắt được chàng vệ sĩ Vadim. Chàng cũng là người duynhất đã thoát khỏi nòng súng của nữ Hồng quân Marjutka. Nhận thấy đây là một tên tùnhân “quan trọng” nên Chính ủy quyết định giữ mạng kẻ tù nhân và giao cho Marrutkagiám sát. Hoàn cảnh trớ trêu đã khiến cho hai con người tưởng chừng rất đối nghịchnày với nhau đem lòng thấu hiểu, yêu thương và quyến luyến lẫn nhau. Tuy nhiên câuchuyện có một kết thúc rất bi thảm. Sau nhiều ngày lạc trên hoang đảo, hai người pháthiện ra chiếc thuyền của Bạch vệ. Ngay lập tức, Marjutka đã bắn chết Vadim. Và bâygiờ anh ta cũng chính là nạn nhân thứ 41 của Marjutka. Người thứ 41 là một tác phẩm đặc biệt khi có cả những điểm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: