Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếngNhư chúng ta đã biết, nhãn hiệu hàng hoá là một tài sản trí tuệ quý giá, có vai trò vô cùngquan trọng trong hoạt động kinh doanh, cạnh tranh và phát triển thị trường của một doanhnghiệp, dù doanh nghiệp đó thực hiện sản xuất hàng hoá hay cung cấp dịch vụ. Theo thờigian, cùng với sự phát triển kinh doanh, uy tín của nhãn hiệu ngày càng được bồi đắp, dẫnđến giá trị của nó ngày càng tăng tiến, nhất là khi nhãn hiệu trở thành nổi tiếng và được đôngđảo người tiêu dùng biết đến. Vậy tiêu chí để xác định, những quy định pháp lý bảo hộ nhãnhiệu nổi tiếng hiện nay như thế nào? Bài viết dưới đây của ông Trần Việt Hùng - Phó Cụctrưởng Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõhơn những vấn đề nêu trên.Hàng năm có hàng trăm ngàn nhãn hiệu được đăng ký mới trên toàn thế giới, tạo nên một tập hợphàng chục triệu nhãn hiệu đang tồn tại và lưu thông trên toàn cầu. Ví dụ: Tính đến cuối năm 2003,Hoa Kỳ có khoảng 1.600.000 nhãn hiệu đang tồn tại, Pháp có khoảng 1.000.000, Thái Lan có khoảng250.000 và Việt Nam có hơn 100.000 nhãn hiệu đã đăng ký.Trong tập hợp nhãn hiệu, thương hiệu rất khổng lồ và đa dạng của các hãng, công ty trên thế giới thìcó một số xác định nhãn hiệu do được sử dụng lâu dài, liên tục; do luôn gìn giữ chất lượng, uy tín; docó chính sách quảng cáo xúc tiến thương mại mạnh mẽ và hiệu quả... đã trở nên nổi tiếng với rộngrãi người tiêu dùng hoặc với một bộ phận người tiêu dùng chuyên về một lĩnh vực xác định. Vì vậy, từcuối thế kỷ XIX đã xuất hiện thuật ngữ quốc tế “nhãn hiệu nổi tiếng” (Well-known Mark).Một kết quả tất yếu đối với các nhãn hiệu nổi tiếng là sự thu hút của khách hàng lớn hơn, thị phầncũng lớn hơn so với các nhãn hiệu bình thường, vì vậy sự xâm phạm quyền (dù vô tình hay hữu ý) đốivới các nhãn hiệu nổi tiếng sẽ trở nên thường xuyên và khốc liệt hơn. Ngoài ra những hành vi nhái lạihay lợi dụng các nhãn hiệu nổi tiếng cho công việc kinh doanh ở các ngành, hàng khác với các nhãnhiệu đó cũng sẽ gây tổn thất về uy tín cho các nhãn hiệu này. Do đó, vấn đề bảo hộ hữu hiệu nhãnhiệu nổi tiếng và coi việc tạo cho chúng sự bảo hộ đặc biệt hơn đã trở thành mối quan tâm cũng nhưsự đồng thuận của các quốc gia từ cuối thế kỷ XIX khi Công ước Paris về bảo hộ sở hữu côngnghiệp (SHCN) cho tận đến ngày nay.Việt Nam là quốc gia đang từng bước đi vào nền kinh tế thị trường và trong những năm gần đây đanghội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Việc quan tâm đến bảo hộ các nhãn hiệu nổi tiếng cũng trởthành vấn đề quan trọng trong nhu cầu hoàn chỉnh khung pháp lý về sở hữu trí tuệ (SHTT) phục vụcho bản thân sự phát triển của nền kinh tế đất nước và thu hút đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, ViệtNam là thành viên của Công ước Paris về bảo hộ SHCN và đang thực hiện các quy định của Hiệpđịnh TRIPS/WTO nên có trách nhiệm phải thực hiện các cam kết về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng quyđịnh trong hai điều ước quốc tế này.Thế nào là nhãn hiệu nổi tiếng?Cho đến nay các nước trên thế giới chưa có một bộ tiêu chí thống nhất để công nhận nhãn hiệu nổitiếng và cũng chưa có một bản danh sách các nhãn hiệu nổi tiếng của thế giới. Tuy vậy, Tổ chứcSHTT Thế gới (WIPO) đã chủ trì thông qua Bản khuyến nghị chung cho các quốc gia thành viên trongviệc xác định và bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.Theo Bản khuyến nghị này cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia khi đánh giá một nhãn hiệu cónổi tiếng hay không cần dựa vào các tiêu chí (có thể còn các tiêu chí khác): Mức độ nhãn hiệu đượcbiết đến hoặc thừa nhận của một bộ phận công chúng liên quan; thời gian và vùng địa lý của việc sửdụng nhãn hiệu; thời gian và vùng địa lý của các hoạt động xúc tiến nhãn hiệu (bao gồm quảng cáo,xuất bản hoặc giới thiệu các sản phẩm tại hội chợ, triển lãm); thời gian và vùng địa lý mà nhãn hiệuđược đăng ký hoặc đã nộp đơn đăng ký nhằm chứng minh việc sử dụng hoặc thừa nhận nhãn hiệu;các kết quả về chống vi phạm quyền đối với nhãn hiệu (bao gồm cả các quốc gia đã công nhận nhãnhiệu đó là nhãn hiệu nổi tiếng); giá trị được đánh giá của nhãn hiệu.Các quy định quốc tế về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếngĐiều 6 bis của Công ước Paris về bảo hộ SHCN (1883) đã quy định “ Các nước thành viên của Liênminh có trách nhiệm từ chối hoặc huỷ bỏ đăng ký, ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu mà nhãn hiệuđó là sự sao chép, bắt chươc, biên dịch và có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được cơ quanthẩm quyền của nước đăng ký hoặc sử dụng coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại nước đó cho hàng hoágiống hoặc tương tự...”. Theo Điều 6 bis: Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu của các doanh nghiệpthuộc các nước thành viên Công ước Paris; có thể đã đăng ký hoặc chưa đăng ký bảo hộ; được cơquan có thẩm quyền ở nước đăng ký hoặc sử dụng công nhận. Việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng baogồm các hoạt động: Từ chối việc đăng ký một nhãn hiệu tương tự cho người khác để sử dụng chocùng sản phẩm hoặc sản phẩm tương tự; huỷ bỏ đă ...
Tài liệu cùng danh mục:
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 553 10 0 -
4 trang 500 0 0
-
Doanh nghiệp bán lẻ: Tự bơi hay nương bóng?
3 trang 369 0 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 346 4 0 -
Những mẹo mực để trở thành người bán hàng xuất sắc
6 trang 335 0 0 -
5 trang 329 0 0
-
Bài giảng Kỹ năng bán hàng: Chương 4 - ĐH Kinh tế Quốc dân
7 trang 312 0 0 -
Giáo trình Thương mại di động: Phần 1
120 trang 275 0 0 -
131 trang 251 4 0
-
Một số kỹ năng giao tiếp với khách hàng
3 trang 244 0 0
Tài liệu mới:
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Những biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mầm non
22 trang 0 0 0 -
66 trang 0 0 0
-
Giáo án Sinh hoạt ngoại khóa THPT: Hoạt động Ngày hội văn hóa dân gian năm học 2020-20201
10 trang 0 0 0 -
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán (Chuyên) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Ninh Vân, Hoa Lư
13 trang 0 0 0 -
Sandbox và TrustRank của Google
4 trang 1 0 0 -
Cách kiểm tra website có bị Sandbox.
3 trang 1 0 0 -
Google Sandbox và Phương pháp kiểm tra
4 trang 1 0 0 -
Bài giảng Autocad 2D: Dùng cho phiên bản Autocad 2018 – KS. Nguyễn Văn Huy
229 trang 0 0 0 -
125 trang 0 0 0
-
129 trang 0 0 0